[vc_row][vc_column][rev_slider_vc alias=”dan-chu-hoa-chu-viet”][mk_padding_divider size=”15″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider visibility=”hidden-sm”][mk_dropcaps]V[/mk_dropcaps][vc_column_text animation=”left-to-right” css=”.vc_custom_1598516819962{margin-bottom: 0px !important;}”]ào khoảng những năm 1450 – 1457, Johannes Gutenberg đã có phát minh chấn động vĩnh viễn thay đổi hoàn toàn nhân loại – kỹ thuật in ấn/máy in sử dụng ký tự rời của mình. Phát minh này không chỉ khiến ý tưởng và tri thức dưới định dạng sách được lan rộng tới mọi tầng lớp trong xã hội, mà còn là tiền đề để ngày nay chúng ta được vùng vẫy sáng tạo với ký tự pháp (Typography) hiện đại.
Trước phát minh của Gutenberg, sách được sản xuất hoàn toàn thủ công với thời gian và chi phí cực lớn. Sách rất hiếm và chỉ thuộc về sở hữu của một nhóm người rất nhỏ nằm ở chóp của xã hội là nhà thờ, hoàng tộc, quý tộc. Tầng lớp tinh hoa là tầng lớp duy nhất có tiếp xúc với chữ viết do đó là tri thức và ý tưởng. Phát minh của Gutenberg khiến sách có thể được sản xuất với số lượng lớn bằng máy móc. Tức là ý tưởng và tri thức có thể được tái tạo (xuất bản và tái xuất bản dưới dạng sách) hàng loạt, từ đó có thể dễ dàng tiếp cận tất cả mọi người.[/vc_column_text][mk_padding_divider visibility=”hidden-sm”][/vc_column][vc_column width=”1/12″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Máy in ký tự rời của Johannes Gutenberg
[/mk_fancy_title][mk_padding_divider size=”25″ visibility=”hidden-sm”][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”1/3″][vc_single_image source=”external_link” alignment=”center” custom_src=”https://i.imgur.com/YJACnAZ.jpg” caption=”Chân dung Johannes Gutenberg”][/vc_column][vc_column width=”1/3″][mk_padding_divider size=”80″][vc_column_text css=”.vc_custom_1598513455294{margin-bottom: 0px !important;}”]Johannes Gutenberg, tên đầy đủ là Johann Gensfleisch zur Laden zum Gutenberg (sinh năm khoảng 1400 và mất năm 1468 tại Mainz, Đức), là một thợ thủ công và nhà phát minh, người được coi là cha đẻ của ký tự pháp (typography) hiện đại.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider visibility=”hidden-sm”][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Cấu trúc của máy in sử dụng ký tự rời của Gutenberg
[/mk_fancy_title][mk_padding_divider size=”3″ visibility=”hidden-sm”][vc_column_text animation=”bottom-to-top” css=”.vc_custom_1598499691379{margin-bottom: 0px !important;}”]Phát minh của ông bao gồm hệ thống tạo ra các miếng ký tự rời từ con dấu (punch) và phôi đúc (matrix); một loại hợp kim có thể dễ dàng đun chảy cũng như nguội rắn nhanh chóng để tạo ra các ký tự rời rất bền khi sử dụng; một loại mực gốc dầu bám tốt vào các ký tự rời kim loại và sau đó chuyển tiếp sang bám ngấm tốt lên bề mặt chất liệu da hay vải; và cuối cùng là một máy in ấn phát triển từ các loại máy dùng trong việc sản xuất (ép) rượu vang hay dầu giúp tạo ra một áp lực chắc mạnh và đều xuống bề mặt được in. Những kỹ thuật nói trên tưởng chừng đơn giản nhưng đều chưa từng xuất hiện trước đó tại châu Âu.
Hệ thống đúc ký tự của Gutenberg cụ thể được cho là gồm một thanh kim loại cứng được khắc lên ký tự ở một đầu tạo thành con dấu, con dấu đó khi dùng ấn xuống một miếng kim loại mềm hơn sẽ tạo thành phôi đúc, và ta đổ kim loại nóng chảy vào phôi đó để tạo ra số lượng tùy thích những ký tự rời giống y hệt nhau.[/vc_column_text][vc_single_image source=”external_link” alignment=”center” custom_src=”https://i.imgur.com/U4yKAcW.jpg” caption=”Từ trái qua: con dấu, phôi đúc, miếng ký tự rời”][mk_padding_divider size=”3″ visibility=”hidden-sm”][vc_column_text css=”.vc_custom_1598504424257{margin-bottom: 0px !important;}”]Xem thêm về kỹ thuật đúc ký tự rời của Gutenberg tại đây.
Xem thêm về kỹ thuật in của Gutenberg tại đây.[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider visibility=”hidden-sm”][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Những font chữ chủ đạo đầu tiên
[/mk_fancy_title][mk_padding_divider size=”3″ visibility=”hidden-sm”][vc_column_text animation=”bottom-to-top” css=”.vc_custom_1598499659648{margin-bottom: 0px !important;}”]Font chữ Gutenberg chế tác được dựa trên font chữ viết tay dùng cho chữ cái latin dùng phổ biến trong tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ gần họ gọi là Fraktur hoặc Gebrochene Schrift (“chữ gãy”). Một khái niệm tương tự được dùng trong tiếng Anh cho loại font này là Blackletter (“chữ đen”). Trong suốt những thế kỷ đầu sau phát minh của Gutenberg, Fraktur và Antiqua là hai font chữ chủ đạo tồn tại song song. Các chữ cái của Fraktur gãy đứt, tạo ra rất nhiều góc nhọn. Còn chữ của Antiqua là sự kết hợp của chữ hoa La Mã “phi thường” (capitalis monumentalis) và chữ thường Carolingian thì gồm các nét liền mạch nhiều đường cong.
Một tác phẩm in ấn nổi tiếng còn tồn tại tới ngày hôm nay của Johannes Gutenberg là Kinh thánh của Gutenberg. Bản đắt nhất của cuốn này từng được bán có giá 4,9 triệu đô-la Mỹ tại nhà đấu giá Christie vào năm 1987 cho Maruzen – một trong những công ty sách lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên bản này, cũng như nhiều bản khác, không phải là bản đầy đủ.[/vc_column_text][vc_single_image source=”external_link” alignment=”center” custom_src=”https://i.imgur.com/OTAJiFN.jpg” caption=”Kinh thánh của Gutenberg bản mua bởi James Lenox năm 1847, đặt tại Thư viện Công cộng New York”][mk_padding_divider size=”10″ visibility=”hidden-sm”][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider size=”30″ visibility=”hidden-sm”][mk_fancy_title font_family=”none”]
Phát minh của Gutenberg trong lịch sử nước Đức
[/mk_fancy_title][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Lược sử nước Đức cho đến thế kỷ 19
[/mk_fancy_title][vc_column_text css=”.vc_custom_1598514141507{margin-bottom: 0px !important;}”]Nhìn lại lược sử của đất nước Đức cho đến thế kỷ 19:[/vc_column_text][mk_fancy_title size=”18″ font_family=”none”]
- Trước Trung Cổ:
- Những bộ tộc Germanic sống rải rác
- Du cư
- Đế quốc người Frank
- Trung Cổ:
- Những đế quốc phát triển từ Đế quốc Frank
- Đế quốc La Mã Thần thánh (Holy Roman Empire)
- Thời kỳ đầu của nước Đức hiện đại:
- Cải cách Kháng nghị bởi Martin Luther (1517 – 1648)
- Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm (1618 – 1648)
- Đế quốc Phổ (1648 – 1815)
- Sự hỗn loạn của toàn châu Âu (1815 – 1871)
- Đế quốc Đức (1871 – 1918)
[/mk_fancy_title][vc_column_text animation=”bottom-to-top” css=”.vc_custom_1598514109847{margin-bottom: 0px !important;}”]Đế quốc La Mã Thần thánh chỉ hoàn toàn lụi tàn vào khoảng năm 1800, kết thúc bằng điều đình Edward giữa những người Germanic và Đế quốc La Mã Thần thánh. Cuộc chiến 30 năm vốn xuất phát từ mâu thuẫn giữa Đế quốc La Mã Thần thánh và Liên minh Kháng cách hay Tân giáo, sau đó lan rộng ra khắp châu Âu, và kết quả là 8 triệu người chết bao gồm 20% dân số Đức. Năm 1918 chính là năm bắt đầu cuộc Thế chiến I – cùng với Thế chiến II – là những cuộc chiến tranh cuối cùng định hình lại châu Âu nói riêng và bản đồ quyền lực toàn thế giới nói riêng. [/vc_column_text][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Sự kìm kẹp và bứt phá của ngôn ngữ và văn hóa Đức
[/mk_fancy_title][mk_padding_divider size=”3″ visibility=”hidden-sm”][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”1/3″][vc_column_text css=”.vc_custom_1598516117662{margin-bottom: 0px !important;}”]Đất nước Đức hiện đại mà chúng ta thấy ngày nay có thể coi là mới có hơn 100 năm lịch sử. Trải qua một quá trình hình thành rất dài và việc đã nằm dưới sự cai trị của đế quốc La Mã Thần thánh khiến ngôn ngữ Đức nói riêng và toàn bộ văn hóa Đức nói chung đã bị kìm kẹp. Martin Luther không những nổ phát súng về cải cách nhà thờ, tranh đấu cho quyền của con người trước sự thống trị của nhà thờ, mà cũng góp phần rất lớn, cùng với phát minh của Gutenberg, bắt đầu xây dựng sức mạnh cho văn hóa của người Germanic.[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/3″][vc_single_image source=”external_link” alignment=”center” custom_src=”https://i.imgur.com/VaRa3By.jpg” caption=”Chân dung Martin Luther (1483 – 1546)”][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider size=”25″ visibility=”hidden-sm”][vc_column_text css=”.vc_custom_1598501675901{margin-bottom: 0px !important;}”]Từ năm 1462, trọng trách truyền bá “Nghệ thuật Đức” tới tất cả các thành phố hoàng gia, thương mại, đại học, và tới các giáo phận được giao cho các nhà ký tự pháp đầu tiên cũng là những nhà in ấn xuất bản sách. Những nhà nhân quyền (Humanists), những tu sĩ dòng thánh Biển Đức (Benedictine order), các đại học tự do (free universities) đầu tiên đã là những nhà bảo trợ cho ký tự pháp. Chỉ trong vòng 50 năm kể từ phát minh của Gutenberg, tại châu Âu đã ra đời 30.000 đầu sách mới và dẫn đến một trong những cuộc kiểm duyệt sách gắt gao đầu tiên trong lịch sử vào tháng 03/1485 bởi giám mục Berthold von Henneberg.
Tuy nhiên, cho đến trước 1750, giới tinh hoa Đức vẫn còn đang noi gương theo Pháp về kiến thức và văn hoá do tiếng Pháp bấy giờ được coi là ngôn ngữ của xã hội cấp cao. Từ giữa thế kỷ 18, bắt đầu từ triết gia lỗi lạc Christian Wolff (1679 – 1754) hay Christian Freiherr von Wolf – người tiên phong sử dụng tiếng Đức như một ngôn ngữ triết học – cùng với Leibniz (1646 – 1716), Goethe (1749 – 1832), Schiller (1759 – 1805), Bach (1685 – 1750), Haydn (1732 – 1809)… và tất nhiên, Kant (1724 – 1804), văn hoá, triết học, khoa học Đức phát triển độc lập và đạt đến hưng thịnh. Thời kỳ Khai sáng (hay Thời kỳ Lý tính) đã là một thời kỳ rực rỡ đối với nước Đức.[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider size=”30″ visibility=”hidden-sm”][mk_fancy_title font_family=”none”]
Mối liên hệ giữa sự phát triển của kỹ thuật in ấn và việc dân chủ hoá chữ viết
[/mk_fancy_title][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Gắn kết giữa khai phóng và ký tự pháp
[/mk_fancy_title][vc_column_text animation=”bottom-to-top” css=”.vc_custom_1598514952082{margin-bottom: 0px !important;}”]Nhìn lại một số mốc thời gian của Cách mạng Khoa học, khởi nguồn của Thời kỳ Khai Sáng hay Thời kỳ Lý tính sau này:[/vc_column_text][mk_blockquote style=”line-style” font_family=”none” animation=”bottom-to-top”]1543: Xuất bản cuốn De revolutionibus orbium coelestium (hay On the Revolutions of the Heavenly Spheres, tạm dịch Về Chuyển động Quay của các Thiên thể) – Nicolaus Copernicus. Cuốn sách đưa ra thuyết Nhật Tâm (sau đó được ủng hộ bởi các quan sát thiên văn thực tế của Galileo Galilei) và được coi là đánh dấu sự bắt đầu của Cách mạng Khoa học.[/mk_blockquote][mk_blockquote style=”line-style” font_family=”none” animation=”bottom-to-top”]1604: Xuất bản cuốn Astronomiae Pars Optica (Optical Part of Astronomy, tạm dịch Thiết bị Quang học của Thiên văn học) – Johannes Kepler. Cuốn sách giúp tác giả dành được danh hiệu cha đẻ của ngành quang học hiện đại, bao gồm máy ảnh lỗ kim (pinhole camera), kính cho người cận và viễn thị, kính thiên văn… Kepler cũng là người đầu tiên giải thích chính xác vận động của các hành tinh.[/mk_blockquote][mk_blockquote style=”line-style” font_family=”none” animation=”bottom-to-top”]1623: Xuất bản cuốn Il Saggiatore (The Assayer, tạm dịch Người thí nghiệm) – Galileo Galilei. Tại đây, Galilei đưa ra quan điểm nổi tiếng rằng toán học là ngôn ngữ của khoa học, chỉ có thông qua toán học mới đạt được sự thật tối hậu của vật lý – lúc bấy giờ vẫn được coi như là môn triết học tự nhiên. Galilei do vậy được coi là cha đẻ của khoa học hiện đại, đặc biệt là vật lý hiện đại.[/mk_blockquote][vc_single_image source=”external_link” alignment=”center” custom_src=”https://i.imgur.com/PScKALw.jpg” caption=”Galileo Galilei giảng về lý thuyết thiên văn mới tại trường Đại Học Padua”][vc_column_text css=”.vc_custom_1598502054450{margin-bottom: 0px !important;}”]Nếu Martin Luther giải phóng con người khỏi nhà thờ, thì các nhà khoa học giải phóng nghiên cứu khoa học khỏi nhà thờ. Xét tới tính nhân văn, giáo dục, và đặc biệt là sự tách rời giáo điều ra khỏi khoa học của Galileo, Copernicus, và Kepler – ta có thể thấy khai phóng và ký tự pháp gắn bó chặt chẽ với nhau. Werner Rolenvick (1425 – 1502), một trong những học giả, nhà sử học quan trọng nhất của thế kỷ 15, đã viết trong cuốn Fasciculus temporum omnes antiquorum cronicas complectens (tạm dịch Tuyển tập tất cả các biên niên sử cổ đại) về khái niệm “Typographia” như là một “nghệ thuật của mọi nghệ thuật, khoa học của mọi khoa học.”[/vc_column_text][mk_padding_divider size=”3″ visibility=”hidden-sm”][mk_fancy_title tag_name=”span” color=”#ef8904″ size=”26″ line_height=”160″ font_weight=”400″ txt_transform=”none” margin_bottom=”15″ font_family=”none” animation=”right-to-left”]
Dân chủ hoá chữ viết, giải phóng con người, và thúc đẩy phát triển chung
[/mk_fancy_title][vc_column_text css=”.vc_custom_1598502257697{margin-bottom: 0px !important;}”]Sản xuất sách hay tái tạo ý tưởng và tri thức dưới dạng sách ở mức độ hàng loạt thậm chí vô hạn chính là dân chủ hoá chữ viết, dân chủ hoá ý tưởng và tri thức.
Ký tự pháp và kỹ thuật in ấn sách phát triển khiến mọi tầng lớp của xã hội – bao gồm tầng lớp hạ đẳng “dân đen” trước giờ vốn rất khó tiếp cận với sách vở – có thể tiếp xúc và tiếp nhận tri thức, ý tưởng, tức là được khai phóng. Không có gì khác ngoài tri thức khiến con người có thể đạt đến tự do. Và nếu không có sách thì con người không thể nào học được tri thức.
Bên cạnh đó, xuất bản sách phát triển cũng giúp sự giao thoa thông tin về mọi mặt giữa các quốc gia mạnh mẽ hơn rất nhiều. Điều này thúc đẩy sự phát triển chung về khoa học, triết học, và văn hoá. Trong một thời gian ngắn sau phát minh của Gutenberg, đã có một sự thay đổi cấu trúc đa ngành triệt để làm khác đi toàn bộ các nền văn minh Tây Âu vốn đóng vai trò tiên phong dẫn dắt phát triển văn minh toàn nhân loại kể từ thời Phục Hưng.[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider size=”25″ visibility=”hidden-sm”][mk_blockquote font_family=”none”]
Đôi lời kết luận
Trong thời hiện đại, con người được bao bọc bởi sự tiện lợi do mức độ phát triển công nghệ rất cao. Không những thế, tốc độ phát triển của nhân loại càng ngày càng nhanh. Những gì chúng ta đạt được trong mười năm của thiên niên kỷ này có thể nhiều bằng thành tựu của ông cha ta trong vài trăm năm của thiên niên kỷ trước. Tuy nhiên, nếu không có những bước tiến tuy chậm của quá khứ thì cũng không có những bước tiến nhanh của hiện tại.
Trong từng chữ cái mà tất cả chúng ta dễ dàng đánh máy ngày hôm nay trên điện thoại thông minh hay máy tính cá nhân đã chứa đựng gần 6.000 năm phát triển về chữ viết và hơn 500 năm phát triển về in ấn cùng ký tự pháp hiện đại. Sự tự do tiếp nhận thông tin và biểu đạt suy nghĩ bằng văn bản mà con người đang có đạt được nhờ một quá trình phát triển rất dài, không hề dễ dàng, với những cuộc cách mạng chúng ta không được phép quên lãng.[/mk_blockquote][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/6″][/vc_column][vc_column width=”2/3″][mk_padding_divider visibility=”hidden-sm”][vc_column_text animation=”bottom-to-top” css=”.vc_custom_1598504688094{margin-bottom: 0px !important;}”]
Tác giả: Lê Hương Mi – Giảng viên Monster
Biên tập và thiết kế: Monster Lab
[/vc_column_text][mk_padding_divider size=”80″ visibility=”hidden-sm”][/vc_column][vc_column width=”1/6″][/vc_column][/vc_row]
Responses