Motion graphics và Animation là 2 công cụ hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong những lĩnh vực phim ảnh, cũng như nhận diện thương hiệu hay truyền thông tiếp thị.
Thế nhưng, việc những khái niệm ấy thường xuyên được sử dụng không đúng lúc, dẫn đến gây bối rối và hiểu nhầm cho phần đông những người mới tiếp cận.
Do đó, trong bài viết này, Monster Lab sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời chính xác về chủ đề này qua 4 phần:
- Hiểu rõ khái niệm Motion graphics và Animation
- Phân tích điểm khác nhau của Motion graphics và Animation
- Khi nào thì nên sử dụng Motion graphics và Animation?
Motion Graphics
Motion Graphics (đồ họa chuyển động) là nghệ thuật tạo hình chuyển động mang tới sự sinh động, hấp dẫn cho các thiết kế tĩnh. Motion designers phải làm việc với nhiều đồ họa 2D, minh họa những ý tưởng phức tạp một cách trực quan mà không cần truyền tải thông điệp hay ý nghĩa cụ thể.
Ví dụ: biểu tượng của các nhãn hàng xuất hiện trên website khi bạn đang shopping online, cách mà ô nhập mật khẩu thỉnh thoảng rung nhẹ lên hoặc chuyển thành màu đỏ khi bạn nhập sai,…
Đó là Motion Graphics – một cách truyền thông tiếp thị đơn giản, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Ví dụ về Motion Graphics
Dù đây là một khái niệm phổ biến, nhưng nó vẫn gây bối rối và hiểu nhầm cho phần đông những người mới tiếp cận. Dưới đây là một số ví dụ nổi tiếng về Motion Graphics:
- Dynamic logos (logo linh hoạt)
- Animated page titles (tiêu đề chuyển động)
- Lower Thirds/title cards (bảng chữ đồ họa/tiêu đề)
- UI animation
- Animated icons (biểu tượng chuyển động)
- Các dạng video đồ hoạ (video quảng cáo, giải thích khái niệm, truyền tải thông điệp, âm nhạc,…)
- GIFs
Animation
Animation (hoạt hình) là một khái niệm rộng lớn hơn, bao hàm cả motion graphics. Animation là nghệ thuật tạo ra sự sống cho hình ảnh, chuyển động theo một trình tự nối tiếp nhau. Thuật ngữ này bao gồm toàn bộ thể loại hình ảnh chuyển động – dù nó là hoạt hình vẽ tay, CGI, anime, claymation hay motion graphics. Animation chú trọng nhiều hơn vào kỹ xảo điện ảnh và kỹ thuật kể chuyện để “nhào nặn” nên một thông điệp.
Phân loại Animation
Có 5 loại Animation.
Mỗi loại có chi phí, yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau trong thế giới nghệ thuật đồ hoạ.
Traditional Animation (Animation truyền thống)
Bạn còn nhớ các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Tarzan? The Lion King? Pinicchio? Vì tất cả các bộ phim trên đều được sản xuất bằng Animation truyền thống.
Hoạt hình truyền thống là dạng hoạt họa lâu đời nhất. Nó còn có tên khác là Hand-draw Animation. Để có thể tạo ra chuyển động liên tiếp cho đối tượng, các nhà sáng tạo phải vẽ từng khung hình, từng cử động nhỏ một.
Motion Graphics (Đồ họa chuyển động)
Như đã đề cập ở trên, Motion graphics là một “nhánh” nhỏ của tạo hình chuyển động. Nó không tập trung vào nhân vật mà dùng để truyền tải thông tin nhiều hơn. Vì vậy mà các yếu tố đồ họa như: Text, font chữ, đường nét, hình khối, là thành phần phù hợp đối với loại hình hoạt họa này.
Stop Motion (Hoạt hình tĩnh vật)
Stop Motion tạo chuyển động theo khung hình. Kỹ thuật này có thể sử dụng đa dạng các vật thể tĩnh.
Dù vô cùng công phu và tốn thời gian, nhưng Stop Motion là một loại hình nghệ thuật đẹp và phổ biến. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong các bộ phim như Fantastic Mr. Fox và Coraline.
2D Animation
Đây có lẽ là loại hình Animation phổ biến nhất. Designers sử dụng thiết kế hai chiều sắp xếp theo thứ tự, tạo cảm giác chuyển động nhanh chóng và mượt mà.
Dạng Animation truyền thống cũng được coi là 2D, tuy nhiên đó là khi thời đại chưa phát triển. Hiện nay khi công nghệ phát triển, một dạng Animation 2D khác đã phát triển mạnh mẽ dựa trên thuật toán Vector. Thuật toán này giúp nhà sáng tạo có thể chỉnh sửa kích thước tùy ý nên chuyển động sẽ mượt mà hơn. Hoặc tiếp tục sử dụng mà không cần phải vẽ lại từ đầu.
3D Animation
Với Animation 3D, các nhà thiết kế sử dụng phần mềm để tạo ra cơ thể nhân vật, di chuyển nhân vật theo từng khung hình và tính toán chuyển động cho từng khung hình đó. Đây là xu hướng làm phim hoạt họa thịnh hành nhất trong ngành phim hoạt hình với những bộ phim đình đám như: Toy Story, Monsters Inc., và Frozen.
Vậy Motion Graphics và Animation khác nhau như thế nào?
Monster Lab đã phân tích về cả hai loại nghệ thuật tạo hình. Hãy cùng so sánh để tìm ra điểm khác biệt dưới đây nhé:
Số liệu thống kê vs Câu chuyện cảm xúc
Motion graphics thường “kém hấp dẫn” hơn Animation. Bởi mục đích của Motion Graphics là tạo ra những hiệu ứng thị giác, minh họa và biểu diễn các số liệu thống kê một cách linh hoạt.
Tạo hình Animation thành công mang đến những nhân vật với câu chuyện, sự sáng tạo và cách thể hiện đậm tính nghệ thuật. Từ đó truyền tải thông điệp và chạm đến cảm xúc của khán giả. Trong khi đó, Motion graphics đơn thuần chỉ thông báo, trình bày hoặc hướng dẫn.
Đơn giản vs Phức tạp
Việc sản xuất Motion graphics thường khá dễ dàng. Nó được coi như một dạng ít phức tạp hơn của Animation.
Nếu bạn muốn logo xuất hiện với những chuyển động ngộ nghĩnh trong video giới thiệu về công ty? Bạn có thể dễ dàng làm điều đó trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sản xuất một video toàn những chuyển động trên. Bạn sẽ cần đầu tư bộ kỹ năng và nguồn lực phong phú để có thể thiết kế được video này.
Giá cả phải chăng vs Đắt đỏ
Như đã nói ở trên, việc sản xuất Animation tốn nhiều thời gian và phức tạp hơn so với Motion graphics. Điều này cũng có nghĩa là Animation có chi phí đắt đỏ và tốn kém hơn.
2D vs 3D
Một điểm khác biệt nữa đó chính là về kích thước. Dù Animation có kết hợp cả 2D và 3D, nhưng GIF hầu như chỉ bao gồm các hình ảnh 2D.
Điểm khác biệt này có thể là lí do cho sự “kém hấp dẫn” so với Animation, nhưng đây không phải là một điểm trừ của Motion graphics.
Thiết kế 2D thường “dễ tiêu hoá” và dễ hiểu, “tháo dỡ” tính chất phức tạp, giúp người xem có trải nghiệm tốt hơn.
Khi nào nên sử dụng Motion graphics và Animation?
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về 2 thuật ngữ. Giờ sẽ là lúc chọn lựa loại nghệ thuật tạo hình phù hợp với kỹ năng và nhu cầu của bạn. Cùng xem qua các tiêu chí dưới đây nhé:
Bạn muốn kể một câu chuyện?
Nếu câu trả lời của bạn là có, thì Animation là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Animation thổi hồn vào các nhân vật – yếu tố cốt lõi nhằm truyền tải thông điệp, tạo kết nối sâu sắc với người xem qua những câu chuyện giàu cảm xúc. Studio Ghibli đã làm xuất sắc khía cạnh này với những bộ phim huyền thoại như: Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn), Grave of the Fireflies (Mộ Đom Đóm), Howl’s Moving Castle (Lâu Đài Bay Của Pháp Sư Howl),…
Bạn muốn thiết kế của mình trở thành tâm điểm truyền thông?
Nếu câu trả lời của bạn là không, hãy chọn Motion graphics.
3D Animations thường chú trọng phát triển kỹ xảo điện ảnh một cách lôi cuốn. Nếu bạn chỉ muốn update giao diện trang web hay video hướng dẫn, Motion graphics sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
Bạn muốn minh họa và truyền tải thông tin?
Nếu câu trả lời của bạn là có, hãy sử dụng Motion graphics dưới dạng hình ảnh, video, powerpoint,… Đây đều là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho mục đích của bạn.
Bạn muốn sử dụng thiết kế cho mục tiêu kinh doanh?
Nếu câu trả lời của bạn là không, chọn Animation.
Chuyển động đồ hoạ của Animation rất lôi cuốn và hấp dẫn, nhưng đôi lúc gây mất tập trung. Chính vì thế, Animation không phù hợp với các dự án hay mục đích thương mại.
Hãy sử dụng Motion graphics cho những thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp. Như văn phòng, đại học, trang web,…
Kết luận
Animation và Motion Graphics là hai khái niệm dễ gây bối rối, nhầm lẫn không chỉ cho những người mới tiếp cận, mà còn cả cho những người đã và đang hoạt động trong nghề nhưng không nắm vững kiến thức cơ bản.
Trong khi Animation thường có nhân vật và nội dung câu chuyện, thì Motion Graphics là nghệ thuật tạo chuyển động cho những vật vốn vô tri vô giác.
Hy vọng rằng bài viết này của Monster Lab đã giúp bạn hiểu rõ 2 khái niệm và điểm khác nhau của Motion graphics và Animation.
Responses