Đồ án minh họa Tam Mẫu – Nét đẹp tín ngưỡng dân gian

do-an-minh-hoa-tam-mau-trang-1
Facebook
Email
Print

Tam Mẫu là đồ án tốt nghiệp minh họa các thần tích được lưu truyền trong dân gian về những lần sinh hóa và hiển linh của ba vị Tiên chúa. Được thực hiện bởi sinh viên Hoàng Thúy An – chuyên ngành Concept Art & Illustration khóa 3 tại Monster Lab.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam, có lịch sử lâu đời và giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân. Cho tới nay, thời gian xuất hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta vẫn còn là một dấu hỏi lớn, chưa có câu trả lời chính xác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người mẹ giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ).

Đồ án minh họa Tam Mẫu thể hiện rất rõ quá trình nghiên cứu sáng tạo không làm mất đi chất liệu văn hóa dân gian.

Về phần tạo hình nhân vật:

Nghiên cứu các tranh, tượng trong các đền thờ, Tam Mẫu thường được khắc họa với đường nét khuôn mặt tròn, thuôn dài. Lông mày dài mảnh dáng lá liễu, mũi tròn, cằm tròn Mái tóc chia ngôi giữa, vén gọn gàng sau tai. Tai to, dái tai dài dày. Viền môi rõ ràng, môi đầy, cười mỉm

tranh-tam-mau

Màu sắc chủ đạo cho trang phục của nhân vật:

Dựa theo màu sắc chủ đạo của mỗi miền mà ba vị cai quản. Trong các tượng thờ thì tùy vào mỗi nơi mà tạc tượng ba vị mặc áo và yếm đồng màu, đôi khi chỉ có yếm, nhằm phân biệt ba vị Tiên chúa.

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập