Mỗi một ngành nghề đều có những đặc trưng riêng và có những dấu ấn riêng. Câu chuyện đằng sau mỗi ngành nghề đó luôn là điều thu hút mỗi chúng ta, và đối với những họa sĩ manga tương lai, đây chắc chắn sẽ là những thông tin không thể bỏ lỡ.
Để hiểu rõ hơn về công việc của một nghệ sĩ manga thực thụ, cùng trò chuyện với chuyên gia trong ngành công nghiệp này với nhiều thập kỷ trong nghề – Nao Yazawa. Cô được biết đến với tác phẩm Wedding Peach, một shojo chuyển thể từ manga sang anime từ đầu những năm 1990. Các bộ truyện nổi tiếng khác của cô như Moon & Blood – một câu chuyện tuổi teen của ma cà rồng và sự lãng mạn của con người. Cô cũng đang làm việc tại một trường giảng dạy về manga bằng tiếng anh có trụ sở tại Nakano.
Cuộc sống thường nhật của một nghệ sĩ manga gồm những gì?
Nó phụ thuộc vào bản thân mỗi người và tốc độ làm việc của riêng họ, cũng như phụ thuộc vào các tạp chí mà bạn làm việc – cho dù là tạp chí ra hàng tuần, hàng tháng hoặc cả shonen (manga cho bé trai tuổi vị thành niên) hay shojo (manga cho cô gái tuổi vị thành niên). Đối với một tạp chí hàng tuần, bạn cần một hệ thống phương pháp làm việc cụ thể. Có thể có 3 ngày dành riêng để phác thảo ra câu chuyện, một ngày để viết, một ngày để phác chì và một ngày còn lại để đổ màu.
Với cá nhân tôi, bởi vì làm việc cho một tạp chí xuất bản theo tháng vì vậy tôi thường lên kế hoạch công việc từ một tháng trước đó. Về cơ bản, tôi muốn có từ 5 đến 7 ngày để dành riêng thời gian cho bản thân và suy nghĩ về những ý tưởng mới, ba tuần còn lại dành cho công việc.
Tôi không gặp vấn đề gì với các ý tưởng ban đầu, nhưng đôi khi lại gặp khó khăn với kịch bản. Chỉ cần một chút vướng mắc ở phần đó, bạn sẽ có thể bị mất ngủ nhiều đêm tiếp theo!
Ý tưởng kịch bản về cơ bản thường mất khoảng một tuần. Lúc này, tôi sẽ có tầm 2 tuần để vẽ, mà điều này khá là dễ dàng. Đôi khi, việc làm storyboards sẽ mất thêm nửa tuần, hoặc thậm chí là cả một tuần nữa, rồi dần dần sau đó nó trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Có những khi, chúng tôi phải vẽ ra đến hơn 50 storyboards cho từng vấn đề. Nhưng 40-50 storyboards xử lí trong hai tuần với một trợ lý thì không có gì quá khó khăn cả.
Tại sao cô lại chọn nghề này?
Tôi biết, đây là một công việc rất khó khăn. Trước đây, tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ trở thành một nghệ sĩ manga ngay cả khi tôi vẫn có một vài công việc xu hướng thiên về lĩnh vực này. Tôi đã nghĩ rằng mình có thể sẽ làm việc tại một nhà xuất bản và trở thành một biên tập viên, mặc dù chẳng học bất cứ kiến thức nào liên quan đến công việc này.
Tôi đã học về nghiên cứu lịch sử Trung Quốc khi học đại học, một phần là vì quan tâm đến nó, phần còn lại là xét theo ý nghĩa thực tế, lịch sử phản ánh lại câu chuyện của loài người, vì vậy tôi nghĩ nó có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những câu chuyện về sau của chính mình.
Đã khá nhiều lần tôi gửi tác phẩm của mình đến các cuộc thi manga, vì đó là cách tốt nhất để tác phẩm của bạn được xuất bản và ra mắt công chúng, nhưng khi đó tôi đã quá nhút nhát để tìm đến các nhà xuất bản. Đến khi được tham gia vào một cuộc thi, tôi lại quên bổ sung phong bì điền thông tin cá nhân, và dĩ nhiên ban tổ chức đã trả lại tác phẩm cho tôi ngay sau đó. Tôi có liên hệ lại nhà xuất bản và gửi một số tác phẩm khác, nhưng các biên tập viên có nói rằng sản phẩm của tôi chưa đủ tốt, họ cho tôi một vài ý kiến nhận xét và tại cuộc thi lần thứ 3, tôi đã chiến thắng. Từ đó, tôi mới nghĩ rằng mình có thể trở thành một mangaka. Đã có không ít người nghi ngờ khả năng của tôi, nhưng cuối năm đó, khi ra mắt công chúng, tôi luôn chắc chắn mình có thể làm được tốt.
Và rồi cuối cùng, sao cô lại giảng dạy manga bằng tiếng Anh?
Đó là một câu chuyện khá rắc rối. Ban đầu, trình độ tiếng Anh của tôi cũng giống như bao người Nhật khác, chỉ dừng ở mức trường trung học. Khi ra mắt công chúng vào năm 1989, tôi bắt đầu làm việc tại Korokoro Special, đơn vị sản xuất truyện tranh dành riêng cho các bé trai. Thành thật mà nói, tôi không phải là một fan của manga shojo, vì thế tôi sẽ không biết cách để vẽ chúng. Nhưng khi làm việc ở đó, các biên tập viên bắt đầu có ý tưởng xây dựng một tạp chí shojo mới, đối tượng chính nhắm đến là các cô gái trẻ. Từng biên tập viên của Korokoro Comics chuyển đến tạp chí mới và đề xuất tôi tham gia cùng họ. Vì thế, bằng một cách nào đó đã dẫn tôi đến với Wedding Peach và Wedding Peach đã giúp tôi cải thiện tiếng Anh rõ rệt khi tham dự một hội nghị ở Đức.
Các quy ước đã đưa tôi đến làm việc với một công ty sản xuất đồ chơi, họ muốn sản xuất manga và đồ chơi cho Mỹ, và rồi đưa tôi đến giảng dạy manga tại đây. Tôi gọi đây là một sự trùng hợp.
Cô có lời khuyên nào dành cho những nghệ sĩ manga tương lai?
Bạn làm việc càng chăm chỉ, bạn sẽ càng sớm được nhiều người biết đến. Tác phẩm của bạn được xuất bản có thể nhờ quá trình làm việc chăm chỉ, đôi khi chỉ có tài năng thôi là chưa đủ, bạn cần một chút nỗ lực và sự may mắn nữa, đôi khi thất bại là do lựa chọn sai thời điểm hoặc không đúng nhà xuất bản. Cũng giống như một ngôi sao điện ảnh hoặc một phi hành gia, nhiều người làm việc chăm chỉ, nhưng chỉ có vài người may mắn có thể làm được công việc ấy thôi!
Hãy không ngừng trau dồi và làm mới tay nghề của mình trong từng tác phẩm, bắt đầu ngay với chương trình đào tạo chuyên sâu Concept Art & Illustration tại Monster Lab, tập trung hướng tới các kiến thức cốt lõi và quan trọng nhất về thiết kế nhân vật và thiết kế bối cảnh. Ngoài ra, được thiết kế dựa trên sự nghiên cứu và hợp tác với các studio game và xưởng phim hoạt hình, minh họa trong nước và quốc tế, chương trình đào tạo theo format Singapore giúp sinh viên phát triển kỹ năng và hòa nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Khai giảng Khóa 4: 05.04.2019
Khai giảng Khóa 5: 05.09.2020
Tìm hiểu ngay: https://www.monsterlab.vn/course-posts/digital-artist-expert/
Nguồn tham khảo: www.tokyoweekender.com
Responses