Concept Art hiện nay không còn là một khái niệm xa lạ với chúng ta. Dấu ấn và tầm quan trọng của concept art xuất hiện ở khắp nơi trong ngành công nghiệp giải trí. Chính vì vậy sự đòi hỏi về nhân lực trong ngành này ngày một tăng cao và trở nên vô cùng bức thiết.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Concept Art hay xa hơn là muốn trở thành Concept Artist thì bài viết này chính là dành cho bạn.
Concept Art là gì?
Concept Art là phương thức thể hiện nhằm hiện thực hoá ý tưởng trừu tượng thành sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh. Phương tiện để sử dụng của họa sĩ rất đa dạng, có thể vẽ trực tiếp trên giấy hoặc sử dụng Digital Painting.
Sản phẩm Concept Art không bắt buộc phải có thật. Họa sĩ khi tạo ra những thiết kế mang cần có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên thiết kế đó cũng phải đảm bảo tính logic để có thể triển khai trong dự án.
Để truyền tải ý tưởng cụ thể, họa sĩ sẽ minh hoạ hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Họa sĩ càng lâu năm trong nghề sẽ càng có kinh nghiệm trong vấn đề này.
Tại sao Concept Art lại quan trọng?
Các dự án như Hoạt hình hay Games đòi hỏi sự hợp tác từ rất nhiều nghệ sĩ khác nhau ở nhiều khâu. Concept Art thống nhất sẽ đảm bảo rằng mọi nghệ sĩ có thể phối hợp nhuần nhuyễn ở mọi giai đoạn sản xuất.
Dự án sẽ rất dễ gặp vấn đề nếu không thực hiện đúng quy trình. Ví dụ: 2 artists có thể miêu tả ngoại hình nhân vật theo 2 chiều hướng khác nhau do thiếu sự thống nhất từ đầu. Từ đó, sẽ xuất hiện 2 nhân vật riêng biệt trong cùng một dự án. Và người trong dự án lại phải sửa lỗi lầm không đáng có này.
Thống nhất trong định hướng thiết kế sẽ giúp các khâu sản xuất có sự đồng điệu và thống nhất.
Lịch sử hình thành Concept Art
Bạn đã biết concept art là gì rồi nhỉ? Vậy hãy xem Concept art có lịch sử thế nào nhé.
Walt Disney là một trong những hãng đầu tiên có Concept Artist với số lượng lớn. Vào những năm 1950, Disney thuê Mary Blair xây dựng concept cho “Cinderella”, “Alice in Wonderland” và “Peter Pan”. Từ đó trong suốt những năm qua, đã có nhiều họa sĩ đã đến làm việc cho các bộ phim của Disney. Họ đã tạo ra những nhân vật huyền ảo trong thế giới nhiệm màu vang danh đến tận ngày nay.
Ngoài Hoạt hình, Concept Art cũng được sử dụng trong các dự án khác nhau. George Lucas đã kết hợp cùng Ralph McQuarrie tạo ra hình ảnh về người máy, tàu vũ trụ, và người ngoài hành tinh, góp phần cho sự phát triển của loạt phim “Star Wars”. Đối với những loạt phim có giá trị đầu tư khổng lồ, Concept Art là yếu tố then chốt những bộ phim đó được nhiều người biết đến và yêu thích.
Công việc của họa sĩ Concept Art là gì?
Xây dựng tầm nhìn nghệ thuật cho cả một bộ phim hay một trò chơi điện tử là nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, sẽ luôn có sự trợ giúp xuyên suốt quá trình làm việc. Giám đốc nghệ thuật hoặc giám đốc sáng tạo sẽ cung cấp bản tóm tắt chi tiết, từ đó giúp artists phát triển ý tưởng cho dự án. Bản tóm tắt có tất cả các chi tiết quan trọng của mọi yếu tố: nhân vật, bối cảnh, hay phương tiện. Ví dụ về nhân vật, tóm tắt sẽ bao gồm các đặc điểm về cả tính cách và ngoại hình của nhân vật đó.
Từ đó, artists có thể bắt đầu phát triển một vài ý tưởng sơ bộ. Họ sẽ tiếp tục vẽ và chỉnh sửa trong nhiều góc độ, tư thế khác nhau, cuối cùng cho ra mắt bản final hoàn chỉnh.
Giám đốc nghệ thuật sẽ xem xét các bản phác thảo và có thể yêu cầu artists chỉnh sửa trước khi hoàn thiện thiết kế. Sau khi được phê duyệt, những bản vẽ này sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho artists khác để cùng phát triển dự án.
Các loại hình Concept Art
Có vô vàn những yếu tố trong một bộ phim hoặc trò chơi điện tử. Điều này cũng chính là lí do cho sự đa dạng về các loại hình Concept Art. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài loại hình cụ thể là: Character Concept Art, Equipment Concept Art và Environment Concept Art trong phần dưới đây.
Character Concept Art
Character Concept Art là phác thảo ý tưởng về nhân vật. Trên thế giới có rất nhiều các họa sĩ chuyên nghiệp chỉ làm một loại hình này. Nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc tạo ra hình các nhân vật – yếu tố chính trong các dự án phim hoặc Game.
Nhân vật được thiết kế phải đảm bảo tốt về cả mặt thẩm mỹ lẫn cấu trúc, công năng sử dụng… Điều này đòi hỏi họa sĩ phải vừa có kỹ năng vừa có kiến thức sâu rộng.
Chính vì những yêu cầu này, sinh viên Monster Lab Academy luôn được đào tạo chắc chắn về kiến thức cơ bản. Để tạo ra được nhân vật như ví dụ bên dưới, sinh viên phải trải qua các bộ môn từ cơ bản như Hình họa, màu sắc, giải phẫu… Đến các bộ môn chuyên sâu như ký họa, tạo dáng, tạo hình nhân vật.
Phương pháp đào tạo được Monster Lab Academy chú trọng song song giữa tính logic và tính thẩm mỹ. Sinh viên được tiếp cận các phương pháp khai thác thông tin chủ động để từ đó sáng tạo, tránh tình trạng đạo nhái.
Equipment Concept Art
Equipment Concept Art tập trung vào thiết kế các loại trang bị – như vũ khí, trang phục, áo giáp, khiên,… Đây là yếu tố đi cùng với nhân vật để tạo ra đặc trưng về nghề nghiệp và công năng. Những yếu tố này còn thể hiện rõ các yếu tố văn hóa, sáng tạo và cũng là yếu tố dễ mắc lỗi nhất.
VD: Nhân vật của bạn là chiến binh thời Trần nhưng hoa văn bạn chọn lại thuộc một triều đại của Trung Quốc. Như vậy sẽ rất khó chấp nhận.
Vừa qua, Monster Lab đã tổ chức sự kiện chuyên đề “Bí ẩn Giáp trụ Việt cổ”. Diễn giả Nguyễn Ngọc Phương Đông & Dương Việt Dũng đã mang tới những chia sẻ, tư liệu quý giá. Người tham dự được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 4 loại hình Áo giáp cổ thế kỷ X-XX.
Những sự kiện này chính là cơ hội đặc biệt để các bạn sinh viên cũng như người tham dự có cái nhìn sâu hơn về lịch sử Việt. Qua đó cũng truyền cảm hứng cho nhiều họa sĩ concept art có thêm những sáng tạo mang dấu ấn Việt Nam.
Environment Concept Art
Environment Concept Art là thiết kế bối cảnh cho các bộ phim hoặc trò chơi. Đây là loại hình thiết kế phức tạp nhưng lại quan trọng nhất của các dự án. Nó bao gồm rất nhiều yếu tố lớn nhỏ khác nhau. Từ ý tưởng bao trùm là bối cảnh của một thế giới đến các thiết kế cụ thể hơn như nhà cửa, cây cối… Mọi thứ đều quyết định đến phong cách tạo hình, thẩm mỹ và sự thành bại của một dự án.
Để tiếp cận được với sự phức tạp này, Monster Lab Academy trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu thông tin bài bản. Từ các thông tin cần thiết, sinh viên có thể định hình rõ ràng các hạng mục công việc. Từ đó sẽ có định hướng cụ thể để triển khai từ phác thảo thô đến sản phẩm hoàn thiện.
Làm thế nào để trở thành Concept Artist?
Không có hướng dẫn cụ thể nào giúp bạn trở thành một Concept Artists. Tuy nhiên nếu bạn có mong muốn gắn bó với Concept Art thì các bước dưới đây có thể giúp bạn bắt đầu trên con đường theo đuổi công việc này.
Rèn luyện kĩ năng cơ bản
Để trở thành một Concept Artist, bạn phải thành thạo các nguyên tắc thiết kế cơ bản: phối cảnh, bố cục và giải phẫu học… Dù làm cho ngành Game, minh họa, hay hoạt hình thì kiến thức cơ bản luôn là then chốt.
Dành nhiều thời gian rèn luyện những kỹ năng cơ bản này sẽ giúp bạn thuần thục hơn với công việc. Và là nền tảng để bạn phát triển phong cách thiết kế cá nhân – tạo sự khác biệt trong cộng đồng nghệ thuật.
Xác định thế mạnh của bản thân
Bạn hoàn toàn có thể thử sức với mọi loại hình Concept Art, tuy nhiên hãy dần xác định rõ đâu là thế mạnh của mình. Điều này giúp bạn có cơ hội phát huy khả năng của mình. Qua có có thể tạo sự nổi bật hơn so với Concept Artists khác. Nếu có một yếu tố hay phong cách cụ thể mà bạn thích, hãy theo đuổi nó!
Xây dựng Portfolio cho riêng mình
Như mọi loại hình nghệ thuật, bạn cũng cần có Portfolio của riêng mình. Portfolio là hồ sơ năng lực sử dụng để giới thiệu các dự án, thiết kế, tác phẩm – gây ấn tượng cho vị trí công việc mà bạn đang tìm kiếm. Những tác phẩm xuất sắc trong portfolio sẽ giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ được phong cách, kĩ năng cũng như định hướng của bạn.
Khi ứng tuyển, bạn nên thể hiện điểm mạnh của bản thân trong phong cách thiết kế mà công ty yêu cầu. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được khả năng thích ứng của bạn – yếu tố vô cùng quan trọng trong lĩnh vực này.
Tạo sự kết nối
Hãy đồng hành với những người mà bạn biết trong cùng lĩnh vực như một bước để bắt đầu sự nghiệp. Học hỏi và đúc kết từ những Concept artists hay Designers khác sẽ giúp bạn phát triển hơn.
Bạn cũng có thể tham dự các sự kiện khác nhau, đây là cơ hội được gặp gỡ nhiều chuyên gia và diễn giả trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
Hoặc trong thế giới công nghệ 4.0 như hiện nay, chia sẻ tác phẩm của bạn trên các trang mạng xã hội sẽ cho phép bạn kết nối với các nghệ sĩ hoặc người hâm mộ. Qua đó còn tăng tính tương tác với tác phẩm. Điều này sẽ giúp bạn nằm trong tầm ngắm của những giám đốc nghệ thuật đang tìm kiếm tài năng.
Tham khảo: skillshare.com
- Xem thêm các bài viết bổ ích khác của Monster Lab Academy tại đây.
- Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học của Monster Lab Academy tại đây: Concept Art & Illustration ; 2D Design & Motion Graphic ; Khóa học Nền tảng ; Chương trình 9+
Responses