Chưa bao giờ lại có nhiều trung tâm dạy các khóa ngắn hạn nhiều đến như vậy.
Nếu là người mới tìm hiểu, bạn sẽ thấy các khóa học của các trung tâm cứ na ná giống nhau. Trung tâm này nói dạy tools thì trung tâm khác cũng dạy tools với học phí rẻ hơn. Trung tâm khác nói tools chỉ là công cụ còn tư duy thiết kế mới là quan trọng và là nền tảng thì chỉ cần 1-2 tháng sau, một trung tâm nào đó cũng đưa “Tư duy thiết kế” vào giáo trình và quảng cáo rầm rộ. Một trung tâm xây dựng hệ thống bài tập và “project thực hành thực tế” thì ngay lập tức trung tâm khác cũng nói “học xong chắc chắn làm được” và được “làm job thực tế & được “giới thiệu việc làm”.
Và các trung tâm mọc lên vô cùng đơn giản!
Có thể chỉ cần trang web, 1 giảng viên, 1 – 2 người quản lý & chăm sóc học viên.
Địa điểm giảng dạy có thể tìm kiếm dễ dàng với các đối tác có địa điểm sẵn sàng.
Mọi thứ đều na ná giống nhau & đánh vào cùng một đối tượng.
Còn về học phí thì sao?
Các khóa học với nội dung và mục tiêu gần như giống nhau & chỉ khác nhau về thời lượng & học phí!
Có những khóa học, học phí tổng ở mức rất dễ chịu: chỉ vài trăm nghìn cùng với thời lượng ngắn (8-12 buổi).
Như vậy, một khóa học vừa nhiều kiến thức vừa nhanh, vừa “rẻ”.Đồ “Ngon – Bổ – Rẻ – lại còn Nhanh nữa”, ai cũng thích đúng không nào!?”]Những so sánh của tôi có làm cho các bạn có cảm giác “học thức” như một món “hàng hóa” không?
Có bạn nói với tôi rằng, nghe cứ như là hàng bán ngoài chợ, với đủ chủng loại và giá cả!
Nhưng hàng hóa thì bạn có thể nhìn – sờ – ngửi – thậm chí dùng thử & có thể thấy được ngay chất lượng của nó như thế nào, so với giá của nó thì đã hợp lý chưa?
Có những người mà nhu cầu của họ chỉ đơn giản dùng được, vậy thôi, thì thực ra hàng rẻ là ok rồi mà! Hỏng thì mua cái khác hoặc loại khác!
Nhưng theo tôi, chuyện học lại không phải như vậy. Vì khi bạn đã tiếp nhận lượng kiến thức rồi, nó sẽ hình thành nhận thức như một vết hằn trong tư duy, nếu đó là 1 lối mòn tốt thì thật may, còn nếu không, để xoá bỏ nó và tạo 1 lối mới thì mất thời gian hơn là làm đúng từ đầu rất nhiều, thậm chí nếu để lâu thì còn không xóa bỏ hẳn được. Đó là điều nguy hiểm.
Còn con đường “tầm sư học đạo”? Làm sao để là người biết đầu quân đúng chỗ?
Tôi cũng vậy, trong mức chi tiêu của mình, có những đồ tôi thấy cần dùng đồ tốt và bền, có đồ tôi thấy chỉ cần ở loại trung bình là đủ xài rồi!
Tuy nhiên, tôi thấy ko thoải mái nếu người bán hàng nói quá lên với chất lượng sản phẩm của mình rằng “dùng không bao giờ hỏng” hay trông thế thôi mà dùng tiện lắm….
Vậy điều gì là quan trọng?
Và chọn lựa như thế nào đây?
Trong lĩnh vực đào tạo, quan trọng nhất là: Người thầy của bạn là ai? & Bạn học được những gì?Đồ ăn nhanh thì Rẻ hơn – Có những cái cũng ngon – lại tiện lợi và đặc biệt là nhanh chóng…. nhưng không tốt cho sức khỏe!Chắc hẳn khi học từ trường lớp những kiến thức cơ bản đầu tiên, bạn cũng có suy nghĩ thấy mọi thứ có vẻ “đơn giản”. Nhưng bạn chỉ có thể hiểu được vấn đề khi bạn áp dụng nó vào thực tế. Học luôn phải đi đôi với hành. Để áp dụng những thứ học được để thiết kế một sản phẩm nào đó vừa có tính thẩm mỹ, vừa chuẩn mực, vừa sáng tạo vừa phù hợp với yêu cầu mong muốn của khách hàng, vừa thể hiện nhằm đạt được cái đích của sản phẩm…bla bla không phải chuyện một ngày. Để có được kiến thức “nền tảng” và sử dụng tool thành thạo bạn cũng phải mất một khoảng thời gian để có được và sử dụng nó hiệu quả cũng phải có một quá trình học hỏi làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Khi có được nền tảng vững chắc rồi thì nó sẽ làm cái nền chắc để bạn xây tiếp những tầng tiếp theo. Mỗi đối tượng khách hàng hay mỗi lĩnh vực khác nhau lại có những yếu tố, yêu cầu khác nhau. Với ngành nghề yêu cầu thẩm mỹ và óc sáng tạo, liên quan tới truyền thông thì mọi thứ cũng luôn thay đổi và cần cập nhật thường xuyên về kiến thức, gu thẩm mỹ. Nó là một con đường trải dài không ngừng học hỏi.Những bước chân đầu tiên mà đi sai đường, cũng giống như gu thẩm mỹ và nền tảng bị định hướng sai sẽ rất khó gột rửa.
Hãy tỉnh táo để lựa chọn những bước đi đầu tiên
Responses