Để có được một cuốn truyện tranh là cả một quá trình, nó phức tạp hơn rất nhiều so với tưởng tượng của mọi người. Đó không chỉ dừng lại ở việc viết một kịch bản hay vẽ một vài hình ảnh minh họa. Sẽ có rất nhiều bước để tạo nên một cuốn truyện tranh và có thể sẽ cần công sức của rất nhiều người để sản xuất.
Từ sáng tạo ý tưởng đến phát hành, chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn biết thêm về quá trình đòi hỏi tâm huyết và sự tân tâm của rất nhiều người.
Idea/Concept
Cuốn truyện tranh nào cũng sẽ bắt đầu với một ý tưởng hoặc một concept cụ thể. Đó có thể là trả lời một câu hỏi như “tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một chiến binh cổ đại gặp một người ngoài hành tinh”.
Ý tưởng cũng sẽ đến từ một chuyến du hành thời gian, hay được dựa theo một nhân vật như Captain Jabberwocky, người đàn ông với một con quái vật bị mắc kẹt bên trong cơ thể… Tất cả những thứ này đều có thể dễ dàng trở thành ý tưởng hay concept tuyệt vời cho một cuốn truyện tranh.
Cốt truyện
Nhiệm vụ của người viết truyện là tạo ra những câu chuyện và các cuộc đối thoại trong toàn bộ cuốn truyện. Đôi khi người này sẽ là người nghĩ ra được ý tưởng hoặc lên concept, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Họ sẽ đưa ra khung cơ bản, nhịp điệu, bối cảnh, các nhân vật và cốt truyện.
Có trường hợp câu chuyện được viết hoàn chỉnh, bao gồm cả chú thích về các bức minh họa và nhân vật. Nhưng vẫn có trường hợp tác giả đưa ra cốt truyện cơ bản sau đó sẽ sang công đoạn vẽ và lại quay trở lại để bổ sung các đoạn hội thoại thích hợp khác.
Name
Một công đoạn không kém phần quan trọng đó là sơ phác, công đoạn này bao gồm cả công việc phân khung và viết lời thoại.
Biên tập viên sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra check lỗi bản Name, mọi sai sót đều phải được phát hiện và khắc phục kịp thời trong công đoạn này trước khi chuyển nó thành tác phẩm hoàn chỉnh.
Đây có thể coi là giai đoạn mang tính quyết định trong sáng tác manga, bởi tác phẩm manga có hấp dẫn, lôi cuốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào nội dung trong bản name.
Phác chì
Một khi câu chuyện hay cốt truyện được hoàn tất, công đoạn tiếp theo sẽ là phác thảo bằng chì. Giống như tên gọi, họa sĩ sẽ sử dụng một cây bút chì để tạo ra những hình minh họa khớp với câu chuyện. Lý do của việc vẽ chì này là để nghệ sĩ dễ dàng sửa chữa hoặc thay đổi.
Người chịu trách nhiệm công đoạn này cũng sẽ đảm nhận luôn trách nhiệm về hình thức tổng thể của cả bộ truyện, đây là phần quan trọng của quá trình vì hầu hết các cuốn truyện tranh thường được đánh giá dựa trên các hình ảnh nghệ thuật.
Đổ mực
Đây là công đoạn tô đậm lại nét chì trước khi đi đến công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất một cuốn truyện tranh. Người làm công đoạn này sẽ nhấn đậm mực đen vào những nét chì đã phác thảo trước đó để cho tác phẩm thêm chiều sâu. Ngoài ra họ còn làm một vài việc khác, nhờ đó mà hình minh họa dễ sao chép và tô màu hơn, vì đôi khi chất liệu chì khá khô.
Một số người phác chì sẽ làm luôn việc này, nhưng đôi lúc sẽ cần một vài kỹ năng đặc thù cũng như dụng cụ sử dụng. Mặc dù công đoạn này luôn được ca ngợi, vì đây luôn là phần quan trọng của quá trình, nó giúp tác phẩm nghệ thuật được hoàn thiện và có hình thức hoàn hảo và trở thành chính nghệ sĩ của riêng nó.
Đổ màu
Ở công đoạn này, họ sẽ thêm màu, highlight và đổ bóng vào cuốn truyện tranh. Đặc biệt cẩn thận đến tất cả các chi tiết là một việc cực kỳ quan trọng vì nếu không sử dụng đúng và đồng nhất màu sắc, người đọc rất sẽ dễ bị nhầm lẫn. Nếu tóc của một nhân vật ở cảnh này có màu nâu nhưng ở cảnh khác lại là màu vàng, chắc chắn mọi người sẽ rất bối rối.
Một người tô màu tốt sẽ biết cách thổi hồn vào chính những hình vẽ trên giấy. Có những người đã cố tình bỏ qua công đoạn này, để tiết kiệm chi phí, một số khác lại sẵn sàng trả một khoản kha khá để đầu tư.
Từ ngữ
Nếu một cuốn truyện tranh không có một từ ngữ nào diễn tả sự việc, độc giả chắc chắn sẽ thấy rất nhàm chán. Trong giai đoạn này, người chế chữ sẽ viết thêm các từ mô tả âm thanh, tiêu đề, chú thích, bong bóng từ hay bong bóng suy nghĩ.
Có những người làm việc này bằng tay nhưng vẫn có người lại xử lý chúng bằng máy tính.
Giám sát
Trong suốt giai đoạn này, biên tập viên sẽ giám sát chất lượng sản xuất. Nếu có gì đó sai sót, họ sẽ báo về cho người sáng tạo hoặc một ai đó để fix lỗi, nhưng thi thoảng họ vẫn sẽ tự làm nếu trong khả năng. Biên tập viên là khâu cuối cùng để check lỗi và đảm bảo rằng sản phẩm sẽ là một cuốn truyện tranh chất lượng.
In ấn/Xuất bản
Khi cuốn truyện tranh được hoàn tất, đã đến lúc in nó ra. Về cơ bản vẫn chỉ là in ấn, nhưng đôi khi đây là công đoạn được kỹ thuật số hóa. Người ta sẽ chọn ra máy in phù hợp và cài đặt để in một số lượng truyện tranh nhất định. Nếu nhanh thì mất một vài tuần, các cuốn truyện tranh sẽ được in xong và sẵn sàng lên kệ.
Truyền thông
Khi truyện tranh đã sẵn sàng để bán nhưng thường là trước khi hoàn thành công đoạn sản xuất, lúc này họ sẽ truyền thông quảng bá cho bộ truyện. Thông cáo báo chí tới các trang web và tạp chí cũng như quảng cáo trên các trang mạng xã hội cũng sẽ giúp đưa thông tin tới độc giả dễ dàng. Có thể họ sẽ gửi những bản sao truyện tranh cho những người phê bình để khảo sát, nếu truyện tranh hay, nó sẽ tạo được tiếng vang trên internet.
Phân phối
Sẽ có rất nhiều cách để đưa những cuốn truyện tranh của mình đến với công chúng. Bạn có thể phân phối đến các đơn vị bán lẻ. Hoặc các nhà xuất bản cũng sẽ trực tiếp làm công đoạn này thay bạn.
Hơn nữa, trong thời đại công nghệ phát triển, đồng nghĩa với sự phát triển của các trang thương mại điện tử, sẽ không quá khó để public truyện tranh của bạn lên các gian hàng trên website bán hàng đó. Với phương án này, công đoạn vận chuyển cũng nhẹ nhàng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Bạn có thể tổ chức những buổi ký tặng, các buổi gặp gỡ, hội thảo lớn để vừa quảng bá và phân phối đến độc giả tốt hơn.
Trên đây đều là những công đoạn cơ bản nhưng đều rất cần thiết để bước đầu có một bộ truyện tranh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trên con đường tạo ra đứa con của riêng mình.
Nguồn tham khảo: www.liveabout.com
Responses