Bạn muốn tìm một ngôi trường dạy thiết kế đồ họa thực sự chất lượng nhưng quá khó để chọn khi nơi nào cũng tung ra những lời giới thiệu hoa mỹ? Hãy cùng tìm hiểu sự thật về top các trường tốt nhất hiện này!
1. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Được thành lập từ năm 1949, với lịch sử 70 năm, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN) có thể coi là “cánh chim đầu đàn” trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng của cả nước. Ngôi trường này là nơi đào tạo ra hàng chục ngàn họa sĩ, nhà thiết kế, tạo dáng công nghiệp,…
Ngành Đồ họa được thành lập năm 1962, là một ngành giáo truyền thống của trường và cũng là ngành thu hút nhiều sinh viên học tập.
Vì là trường chính quy và truyền thống nên sinh viên theo học sẽ được xây dựng nền tảng về hội họa, mỹ thuật; hình thành gu thẩm mỹ khá tốt. Tuy nhiên, Giáo trình Đại học đã đóng băng từ 20 năm trước, nếu như không thẳng thắn vạch trần là còn lâu hơn thế. Đại Học công không cần lợi nhuận để tồn tại, vì thế, không cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vậy thì làm sao sinh viên ra trường có thể bắt kịp môi trường làm việc thực tế? Hiện tại ngoài kia các studio, agency đang làm ra sản phẩm như thế nào? Quy trình làm việc của họ ra sao? Làm việc với khách hàng thế nào? Làm sao để “nặn” ra ý tưởng “fit” với nhu cầu của khách hàng? Phong cách hiện thời là gì?… Và dù bạn có chạy với tốc độ nào thì cũng chỉ để giảm bớt khoảng cách với thiết kế hiện đại, chứ không thể bắt kịp, đừng nói vượt qua. Hàng loạt các vấn đề đặt ra đang là bất cập của các trường Đại học truyền thống nói chung (bao gồm cả Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Kiến trúc, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương…), không riêng gì “con chim đầu đàn” này.
Vậy thì không nên vào ĐHMTCN? Nếu muốn bạn vẫn có thể vào, vì Đại học sẽ cho bạn biết toàn bộ những kiến thức thiết yếu và cơ bản nhất. Còn việc học những kiến thức này thì bạn phải không ngừng chắt lọc, kiểm tra, đối chiếu để tránh “nuốt nhầm” phải thức ăn đã “quá date” mấy chục năm. Đồng thời bạn cũng cần chăm chỉ xông pha, lăn xả vào các môi trường làm việc thực tế để rút ngắn khoảng cách giữa truyền thống và hiện đại. Đừng để ra trường mới vỡ òa vì những mộng mị mà Đại học vẽ lên.
2. Các trung tâm Arena
FPT Arena, Arena Multi-media hay bất cứ Arena nào bạn biết đều là thương hiệu được nhượng quyền từ Aptech Ấn Độ. Xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm trước, rất nhanh, các đơn vị Arena chiếm được chỗ đứng trên bảng xếp hạng “các trường dạy thiết kế đồ họa tốt nhất” bởi quá trình học ngắn, sinh viên nhanh chóng kiếm được việc làm. Học thành thạo công cụ sẽ giúp bạn tiếp cận rất nhanh với nghề thiết kế nhưng rất nhanh thôi, chỉ cần đi làm 1 đến 2 năm, chính các bạn sinh viên Arena cũng nhận thấy lỗ hổng kiến thức của mình. Công cụ không giúp bạn sáng tạo, càng không giúp bạn phát triển trong quá trình làm nghề lâu dài.
Để đảm bảo tính bản quyền thương hiệu, giáo trình đào tạo ở các trung tâm này là như nhau. Định hướng của Aptech Ấn Độ là đào tạo kỹ sư Photoshop, Illustration phục vụ cho đất nước của họ – một cường quốc công nghệ và phần mềm. Giáo trình đào tạo ở các trung tâm Arena là những cuốn sách hướng dẫn sử dụng phần mềm dày cộp và đã lâu lắm rồi không được update. Các trung tâm Arena thời gian gần đây cũng nhận ra được điểm yêu của mình và cố gắng bù đắp bằng cách bổ sung kiến thức dưới dạng các lớp học ngắn hạn một vài môn như Typo, vẽ hình họa nhưng với thời lượng chỉ cưỡi ngựa xem hoa và quan trọng là không được học nền tảng thiết kế – mỹ thuật.
3. Monster Lab Art & Design Academy
Không phải trường đại học nhưng đang tạo ra môi trường đại học đúng nghĩa nhất. Tức là sinh viên phải học quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá, tổng kết để đúc rút kiến thức cho mình.
Chương trình được thiết kế theo format Singapore khắc phục cả những bất cập ở các trường dạy thiết kế đồ họa truyền thống và các trung tâm tư nhân hiện nay.
Học phần nền tảng gồm: Hình họa, Lịch sử thiết kế đồ họa, Nguyên lý thị giác, Nghệ thuật phối cảnh, Nghiên cứu thiên nhiên, Lý thuyết thiết kế, Typography, Màu sắc và Bố cục, Layouts…. Các môn học tổng hòa xây dựng cho người học nền tảng mỹ thuật và tư duy thẩm mỹ.
Học phần chuyên sâu bao trùm tất cả các khía cạnh của ĐỒ HỌA 2D TĨNH từ: Thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu, Ấn phẩm quảng cáo, Bộ truyền thông sự kiện, Bao bì sản phẩm, Thiết kế Sách & tạp chí cho đến ĐỒ HỌA ĐỘNG (Motion Graphics).
Học phần bổ trợ mang đến các chương trình ngoại khóa sáng tạo và các kỹ năng mềm tối cần thiết cho Designer như: Kỹ năng thuyết trình, Làm việc nhóm, Chụp ảnh & chỉnh sửa, Kiến thức Quảng cáo – Truyền thông – Marketing.
Kỳ thực tập tại studio, agency, doanh nghiệp, đối tác, khách hàng nằm trong mạng lưới networking mà Monster Lab đã và đang xây dựng nhiều năm nay. Đây sẽ là những môi trường thực tập và làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên.
Hệ chính quy đầu tiên có module Motion Graphics & Cinema 4D
ĐỒ HỌA CHUYỂN ĐỘNG (Motion Graphics) là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0
Để làm được Motion Graphics thì sinh viên phải có nền tảng đồ họa vô cùng vững chắc, cộng với tư duy về hình ảnh chuyển động, về diễn hoạt, âm thanh và nhất là có TƯ DUY về HIỆU ỨNG THỊ GIÁC TỐT. Chính vì vậy mà khi sinh viên được học Motion Graphics một cách bài bản, chuyên nghiệp thì khả năng tư duy tổng hòa về thiết kế sẽ càng chuyên sâu và tiến xa hơn.
Nếu so sánh với chương trình đào tạo 2D trong các trường mỹ thuật lớn của miền Bắc thì Motion Graphics & Cinema 4D là module chỉ có ở Monster Lab. Vì vậy, sinh viên ngành 2D của Mons sẽ có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn so với các bạn khác.
Tỷ trọng Kiến thức về Tư duy & Phần mềm là 70:30. Tại sao lại thế?
Vì phần mềm chỉ là công cụ. Nếu chỉ thành thạo Ps, Ai… mà không có Tư duy thẩm mỹ, Tư duy thiết kế, và cả Tư duy Marketing thì thiết kế sẽ không có chiều sâu. Khi sự mới mẻ ban đầu của việc thực hành công cụ qua đi, bạn sẽ dần đi vào bế tắc không biết làm thế nào để thể hiện ý tưởng, truyền tải thông điệp; làm thế nào để sáng tạo, làm thế nào để khách hàng lựa chọn thiết kế của mình hay đơn giản là bảo vệ đứa con tinh thần của mình. Chỉ khi có sự hiểu biết chuyên sâu, bạn mới giải mã được những điều đó!
Xem thêm sản phẩm sinh viên Monster Lab tại fanpage
Responses