Art Direction (Chỉ đạo nghệ thuật) khác Design (Thiết kế) như thế nào?
“Dù bạn là Designer hay Art Director thì thiết kế cũng là về giải quyết vấn đề. Hai vai trò khác nhau ở chỗ Designer quan tâm hơn đến việc thực thi, trong khi Art Director – Giám đốc nghệ thuật quan tâm đến chiến lược đằng sau việc thực thi đó”.
– Phil Coffman, Art Director, Springbox Agency –
Art Director luôn là đích đến của mọi Designer, thế nhưng hoàn toàn chẳng có công thức nào cho việc trở thành một Art Director thành công. Không có ngôi trường, khóa học hay cuốn sách thiết kế nào định nghĩa được các bước để Designer có thể “phát triển” thành Art Director.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn phần nào hình dung về vai trò công việc cơ bản của Art Director; sự khác biệt giữa việc chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế thông qua cách tư duy và đặt câu hỏi.
1. Color
Art Direction: Cách phối màu này có phù hợp với thương hiệu? Có thích hợp với tình huống này, yêu cầu brief này chưa? Tông màu sáng có thể không hợp với một thông điệp buồn.
Design: Những màu này đi cùng với nhau nhìn có đẹp không? Mỗi màu sắc này đã là sự lựa chọn tốt nhất với tổng thể chưa? Mẫu pantone cho in ấn, thiết kế có an toàn với website?
⇒ AD quyết định bảng màu. Designer sẽ phối chúng với nhau cho phù hợp.
2. Typography
Art Direction: Font chữ này bao hàm điều gì? Letterform dạng này truyền tải thông điệp gì (chưa tính đến nội dung bài viết)? Comic sans có vẻ như quá ngốc nghếch nhưng Helvetica thì thường quá!
Design: Cách phân cấp size chữ có tạo ra sự phân cấp thị giác đúng? Font chữ này có đủ nặng để dùng trong trường hợp này?
⇒ AD: Quyết định sử dụng kiểu font chữ gì, letterform gì. Designer chọn font cụ thể vào thiết kế và feedback lại xem đã thực sự phù hợp.
3. Composition
Art Direction: Làm thế nào để cân bằng bố cục này? Một bố cục đối xứng dễ làm hài lòng khách hàng nhưng lại thường nhìn bị thụ động. Bố cục bất đối xứng thường khó thực hiện và không an toàn bằng nhưng lại đem đến cảm giác thú vị hơn.
Design: Lề đã cân chưa? Bố cục này đã dẫn dắt người xem nhịp tự nhiên của thị giác? (Điều hướng thị giác đã hợp lý chưa?)
⇒ AD sẽ quyết định bố cục cơ bản. Designer follow và triển khai trên bản thiết kế chi tiết.
4. Concept
Art Direction: Làm sao để hình ảnh hỗ trợ và truyền tải cảm xúc của thương hiệu được tốt? Thiết kế truyền tải thông điệp hay câu chuyện gì?
Design: Làm sao gióng hàng, khoảng cách logo, chữ (typography) và palette màu phù hợp với guideline của nhận diện thương hiệu?
⇒ AD đưa ra mục đích, câu chuyện của thiết kế. Cảm xúc, trải nghiệm người xem làm định hướng cho Designer thực hiện thiết kế. Tất cả những ý đồ thiết kế của Designer phải phục vụ được concept AD đưa ra.
5. Overall
Ở phần này Art Direction sẽ trả lời câu hỏi: “Does it feel good?” trong khi Designer cần trả lời: “Does it look good?”
AD sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất về hiệu quả cuối cùng của thiết kế!
Cách thức làm việc giữa Art Director và Designer không phải chỉ có 1 chiều: Art Director áp đặt xuống. Thông thường thì Art Director sẽ yêu cầu Designer đưa ra ý kiến (kế hoạch thiết kế) của mình trước, sau đó Art Director sẽ duyệt, chỉnh sửa hoặc không sử dụng nếu không phù hợp.
Để tìm hiểu kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm cần thiết để thành công với Design hay Art Direction, đến với Monster Lab để được thực tế trải nghiệm kiến thức và kỹ năng cần có, giúp bạn dễ dàng hòa nhập vào môi trường của ngành Thiết kế với chương trình đào tạo chuyên gia thiết kế đồ họa chuyên sâu ĐẦU TIÊN tại Việt Nam – 2D Design & Motion Graphics.
Khai giảng Khóa 3: 05/09/2019
Tìm hiểu thêm về khóa học tại: https://www.monsterlab.vn/course-posts/2d-design-motion-expert/
Responses