“Don’t mistake legibility for communication.”
Đừng nhầm lẫn giữa tính dễ đọc và truyền tải thông điệp!
Câu nói nổi tiếng của David Carson – nhà thiết kế đồ họa phi truyền thống, gắn liền với phong cách Grunge Typography.
— Bạn đang ở trong chuyên mục mỗi ngày một câu nói nổi tiếng —
Qua chuyên mục này tôi sẽ cố gắng truyền tải và giải thích chi tiết nhất có thể về ý nghĩa và những bài học của những Họa sĩ, nhà Thiết kế đồ họa, Art Director, Art Creative có tầm ảnh hưởng trên thế giới chia sẻ về Thiết kế – Quảng Cáo.
Ý nghĩa câu nói của David Carson
David Carson không chỉ đề cập đến “Legibility” (tính dễ đọc) mà còn nhấn mạnh “Communication” (truyền tải thông điệp). Đây là hai yếu tố quan trọng trong thiết kế đồ họa và quảng cáo. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng song hành.
- Legibility (Tính dễ đọc): Là khả năng nhận diện và đọc các ký tự một cách dễ dàng. Yếu tố này liên quan tới font chữ rõ ràng, khoảng cách dòng hợp lý, độ tương phản tốt,…
- Communication (Truyền tải thông điệp): Không chỉ là dễ đọc, mà còn là việc người xem cảm nhận và hiểu được thông điệp mà nhà thiết kế muốn gửi gắm.
Sẽ là rất tốt khi 1 thiết kế đảm bảo được cả 2 yếu tố Dễ đọc và Truyền Tải thông điệp. Và nếu giải nghĩa 1 cách thông thường thì bạn có thể hiểu câu nói này của ông là: Một thiết kế dễ đọc nhưng không có nghĩa là nó sẽ truyền tải thông điệp một cách hiệu quả?
Thiết kế đẹp không đồng nghĩa với dễ đọc
Một thiết kế có thể dễ đọc, nhưng nếu không mang lại cảm xúc hoặc không truyền tải đúng thông điệp, thì đó chưa phải thiết kế thành công.
Với góc nhìn của tôi thì ở đây David Carson muốn nhấn mạnh rằng:
“Thiết kế không chỉ dừng lại ở tính dễ đọc, mà quan trọng hơn là truyền đạt đúng thông điệp.”
Vì sao “cảm xúc” quan trọng trong thiết kế?
Thử nghĩ xem 1 Văn bản nội dung thì việc là nó “dễ đọc” là quá dễ dàng, chỉ cần bạn chọn 1 type face (font chữ – với cách hiểu thông thường ở Việt Nam) rõ ràng ngay ngắn là xong. Tuy nhiên “Cảm xúc” mới lại là cái cần cho “CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN”
- Với báo chí: Tính dễ đọc là cần thiết để người xem tiếp cận thông tin nhanh chóng.
- Với poster quảng cáo: Không nhất thiết phải dễ đọc. Đôi khi, chữ vỡ vụn, méo mó hay chồng chéo lại tạo ra cảm xúc, sự kịch tính hoặc phong cách nghệ thuật mạnh mẽ. Lúc này chữ không chỉ đơn thuần là chữ nữa mà nó là 1 tác phẩm mang lại 1 cảm giác nào đấy mà tác giả muốn cho khán giả của mình.
CHỮ CẦN PHẢI ĐỌC còn TRANH XEM VÀ KHƠI GỢI CẢM XÚC
David Carson và phong cách Grunge Typography
David Carson nổi tiếng với phong cách Grunge Typography – đây là loại hình cho ông nhiều đất diễn, nơi ông thoải mái “phá luật”, cố tình làm chữ khó đọc để truyền tải cảm xúc mạnh mẽ.
Ví dụ điển hình là thiết kế của ông cho tạp chí Ray Gun:
Trong một bài phỏng vấn với ca sĩ Bryan Ferry, Carson thấy bài viết quá nhàm chán, ông quyết định in toàn bộ bài viết bằng font chữ “Zapf Dingbats” (một font biểu tượng thay vì chữ cái), khiến nó hoàn toàn không thể đọc được.
✅ Kết quả: Độc giả ngay lập tức cảm nhận được sự “vô nghĩa” đúng như Carson nhận xét về nội dung.
Ứng dụng trong thiết kế hiện đại
Ngày nay, không phải lúc nào cũng cần một font chữ rõ ràng dễ đọc trong phong cách thiết kế hiện đại. Đôi khi, để tạo ấn tượng hoặc gợi lên cảm xúc, việc sử dụng typography mạnh mẽ, độc đáo, có tính ẩn dụ lại quan trọng hơn.
Một số ví dụ:
- Poster phim kinh dị: Có thể dùng font chữ méo mó, đứt đoạn để gợi cảm giác bất an.
- Thời trang cao cấp: Logo hoặc chữ cái có thể “biến dạng” để thể hiện sự sang trọng, độc quyền.
- Thương hiệu trẻ trung, sáng tạo: Font chữ vỡ, lệch, nổi loạn để thể hiện cá tính thương hiệu.
Tóm lại
David Carson không phủ nhận vai trò của tính dễ đọc, mà chỉ ra rằng truyền tải cảm xúc và thông điệp quan trọng hơn là 1 thiết kế dễ nhìn nhưng nhàm chán, không có chủ đích.
👉 Thiết kế tốt cần trả lời câu hỏi: Bạn muốn truyền tải cảm xúc gì cho người xem?
Đừng chỉ tập trung vào việc làm cho thiết kế dễ đọc, mà quên mất bản chất của thiết kế:
Truyền tải thông điệp hiệu quả, chạm đến cảm xúc và gây ấn tượng mạnh mẽ.
Một thiết kế đẹp không chỉ dễ đọc mà còn phải gợi cảm xúc và khiến người xem nhớ mãi.
👉 Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!
Responses