Digital Art là gì? Những điều cần biết về Digital Art

Facebook
Email
Print

Digital Art không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với những ai có niềm đam mê với nghệ thuật hội họa. Trong thời đại bùng nổ của số hóa, nghệ thuật đã và đang vượt ra ngoài khía cạnh kỹ thuật số và thương mại, bước qua mọi ranh giới thông thường. Công nghệ sớm trở thành phương tiện đan xen với nghệ thuật và cuộc sống. Từ đó đã tạo nên khái niệm Nghệ thuật kĩ thuật số – Digital Art.

Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về thuật ngữ này cùng Monster Lab nhé!

  • Khái niệm Digital Art
  • Khái niệm Digital Painting
  • Các thể loại khác của Digital Art
  • So sánh Digital Art và Traditional Art

Digital Art là gì?

Digital Art là một tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Như một phần không thể thiếu trong quá trình sáng tác hoặc trình bày. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bên cạnh việc vẽ tranh truyền thống (Traditional Art). Digital Art nhanh chóng nổi lên như một loại hình sáng tạo mới mẻ.

Đây là một kĩ thuật vẽ mà trong đó, các hoạ sĩ thay vì vẽ trên giấy như truyền thống mà sẽ sử dụng các công cụ (máy tính, bảng vẽ, máy tính bảng,…) và phần mềm chuyên dụng ( Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,…) để tạo ra tác phẩm.

Ưu điểm của Digital Art

  • Màu sắc sống động. Digital Art được nhìn thấy bởi phát xạ, không phải phản xạ. Màu sắc của Digital Art được tạo ra trực tiếp mà không cần thông qua sự phản chiếu của nguồn sáng lên các sắc tố. Chính vì thế, bạn có thể nhìn thấy tất cả màu sắc với chất lượng tuyệt vời. Bất kể điều kiện ánh sáng và thời gian nào trong ngày.
  • Thỏa sức sáng tạo. Nét vẽ Digital Art không thực sự được vẽ – chúng đang hiển thị và bạn có thể thay thế chúng bằng cách hiển thị những thứ khác. Bạn có thể xóa đi bất cứ thứ gì mà không để lại dấu, di chuyển nét vẽ đến vị trí nào đó. Thay đổi màu sắc, hình dạng, độ trong suốt…, từ đó kiểm soát toàn bộ quá trình sáng tạo.
  • Khả năng tiếp cận. Các biện pháp trợ năng kỹ thuật số hỗ trợ người dùng dễ dàng sử dụng như: thiết kế thân thiện với người mù màu, văn bản thay thế hình ảnh,…
  • Tiện lợi. Với tính năng sao lưu và sửa chữa dễ dàng của phần mềm. Người dùng có thể dễ dàng quay lại bất kỳ lúc nào để chỉnh sửa lại tác phẩm của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện.
  • Tối giản. Trong quá trình vẽ truyền thống, việc chuẩn bị các dụng cụ vẽ như bút chì, bút mực, bảng vẽ và giấy vẽ là rất tốn kém và tốn thời gian. Tuy nhiên, khi sử dụng các phần mềm Digital Art, chỉ cần một chiếc bảng vẽ và bút vẽ điện tử là có thể bắt đầu sáng tạo.

Nhược điểm của Digital Art

  • Chi phí đầu tư cao. Nếu bạn muốn trở thành một Digital Artist, bạn sẽ cần phải đầu tư rất nhiều tài chính vào thiết bị chuyên dụng cho công việc. Như: máy tính, wacom, bút vẽ và nhiều thiết bị khác.
  • Dễ dàng bị sao chép. Vì đây là các sản phẩm kỹ thuật số nên việc bị sao chép, copy và đánh cắp ý tưởng hoàn toàn có thể xảy ra. Dù người sáng tạo không bị mất tác phẩm nghệ thuật. Nhưng họ có thể mất quyền sở hữu và một số quyền lợi khác. Có rất nhiều kẻ đã lợi dụng và đã kiếm được vô số tiền từ việc “đánh cắp” sản phẩm mà họ không sáng tạo ra.
  • Dễ gặp sự cố. Các sản phẩm Digital Art được xây dựng và sản xuất trên các công cụ phần mềm chuyên dụng. Nên nếu xảy ra lỗi hoặc trục trặc do máy tính – dữ liệu thì rất có thể bản vẽ của bạn sẽ bị mất hoàn toàn!

Digital Painting là gì?

Thay vì sử dụng các phương thức vẽ truyền thống như với bút chì, sơn dầu, arcylic, màu nước,…Digital Painting là hình thức vẽ trên các nền tảng kỹ thuật số, sử dụng máy vi tính và bảng vẽ điện tử để thực hiện tác phẩm của mình.

digital art
Digital Paiting ngắn hạn - DP45 - SV Đỗ Đức Trung
digital art
Digital Paiting ngắn hạn - DP44 - SV Thuỷ Nguyệt

Lịch sử ra đời Digital Painting

Phần lớn lịch sử Digital Art bắt nguồn từ việc kết hợp máy tính vào quy trình vẽ. Phương tiện này đã tạo sự tương phản với bản vẽ thông thường. Từ đó thu hút các nghệ sĩ lớn muốn phát huy tiềm năng của họ.

Andy Warhol gây chú ý vào năm 1985 khi ông thiết kế hình ảnh kỹ thuật số ngôi sao nhạc pop Debbie Harry.

Trong khi đó, David Hockney đã sử dụng phần mềm Paintbox trong những năm 1980. Hockney được xem là người đánh dấu cột mốc sự chuyển tiếp từ truyền thống đến kỹ thuật số qua loạt tác phẩm nổi tiếng của ông. Gồm nhiều bức chân dung và cảnh thiên nhiên – trên iPhone và iPad của mình.

Ưu điểm và ứng dụng của Digital Painting

Digital Paiting cho phép người dùng trải nghiệm ở mọi vị trí và cường độ ánh sáng. Với khả năng phân lớp và màu sắc rất đa dạng.

Ngoài ra, các hoạ sĩ có thể sử dụng các nét cọ chỉ bằng một nút chạm. Từ đó kết hợp đa dạng các phương pháp vẽ khác nhau.

digital art
DP49 - SV Nguyệt Anh
DP49 - SV Nguyễn Quỳnh Anh

Các thể loại khác của Digital Art

Digital Art không giới hạn ở việc vẽ và tô màu. Dưới đây là một số thể loại khác mà bạn có thể thấy

Digital Sculpting

Digital Sculpting hay còn gọi là điêu khắc kỹ thuật số. Giúp người dùng tạo ra các đối tượng 3D chân thực bằng cách sử dụng các công cụ điêu khắc như làm việc với đất sét ảo. Kỹ thuật này giúp người dùng tạo ra các nhân vật và đối tượng có độ chi tiết cao.

Animation

Animation được biết đến như nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh.

Đến nay, Animation không đơn thuần là những thước phim phục vụ cho các tín đồ màn ảnh nhỏ. Mà còn được sử dụng rộng rãi cho các mục đích giải trí khác. Ví dụ như MV ca nhạc có thời lượng ngắn, các hoạt động quảng cáo, thương mại,… Chính vì thế, Hoạt hình được đánh giá là một trong những ngành thuộc nhóm nghệ thuật sáng tạo đã đang và sẽ tăng trưởng vượt trội trong tương lai.

Pixel Art

Pixel Art là một phong cách thức nghệ thuật mang cảm giác hoài cổ và tạo ra nét riêng biệt trong các ấn phẩm thiết kế. Đặc biệt được ứng dụng phổ biến trong thiết kế đồ hoạ trò chơi trực tuyến.

Pixel là “chìa khoá” mở cửa cho thời kỳ kỷ nguyên vàng của lịch sử game. Đặc biệt khi những nhân vật nổi tiếng như Pac Man và Mario được ra mắt.

Photography

Máy ảnh kỹ thuật số và phần mềm hậu kỳ giúp quá trình sáng tạo với ảnh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bức ảnh kỹ thuật số đầu tiên được tạo ra vào năm 1957 – với kích thước 5 cm x 5 cm. Kể từ đó, các chương trình như Photoshop đã đưa nhiếp ảnh lên mức độ sáng tạo vô hạn – từ những hình ảnh siêu thực đến hiệu ứng nhiễu sóng (glitch),…

So sánh Digital Art vs Traditional Art (Nghệ thuật truyền thống)

Hãy cùng Monster Lab so sánh điểm tương đồng và khác nhau giữa Digital Art và Traditional Art dưới đây:

  • Người xem có thể thưởng thức Digital Art mọi lúc mọi nơi mà không cần phải trực tiếp đến các phòng trưng bày/ triển lãm. Nhưng lại chỉ có thể cảm nhận nghệ thuật truyền thống khi tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm.
  • Màu sắc của tác phẩm Digital Art hiển thị với chất lượng tuyệt hảo bất kể điều kiện ánh sáng và thời gian. Còn Traditional Art dựa trên sự phản chiếu, nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ánh sáng. Tác phẩm trông khác đi tùy theo điều kiện thời tiết.
  • Trong Digital Art, thường không có bản gốc của tác phẩm. Tuy nhiên, Traditional Art thường là những tác phẩm gốc vô cùng giá trị.
  • Trái ngược với rất nhiều thời gian và công sức mà Traditional Art yêu cầu. Digital Art rất gọn gàng và thuận tiện để sản xuất. Không cần phải tốn nhiều thời gian và càng không cần dọn dẹp bất cứ thứ gì.

Tham khảo: bài viết

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập