Thiết kế đồ họa có đóng góp không hề nhỏ trong cuộc sống của chúng ta. Ở mọi khía cạnh thẩm mỹ đời thường và cả truyền thông phương tiện, quảng cáo. Ngành học này cũng là một trong số loại hình nghệ thuật ứng dụng hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn của lớp thế hệ trẻ.
Hãy cùng Monster Lab tìm hiểu và giải mã sức hút của ngành Thiết kế đồ họa qua bài viết sau đây nhé!
Thiết kế đồ hoạ là gì?
Thiết kế đồ hoạ (Graphic Design) là nghệ thuật thiết kế, phối hợp hình ảnh và các kiểu chữ nhằm truyền tải những thông điệp có mục đích, ý nghĩa nhất định. Bất kể là chủ đề học thuật, ngành nghề hay sản phẩm, dịch vụ, thiết kế đồ hoạ đều thể hiện được qua nhiều phong cách đa dạng khác nhau.
Thế giới thiết kế đồ hoạ vô cùng phong phú. Để hiểu rõ hơn về các lĩnh vực và loại hình, hãy cùng khám phá một số ví dụ về các chuyên ngành chính của Graphic Design:
- Logo – Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu
- Web/app – Thiết kế giao diện web và ứng dụng
- Print – Thiết kế ấn phẩm
- Cover – Thiết kế cover
- Advertisement – Thiết kế quảng cáo
- Label/Packaging – Thiết kế nhãn dán/bao bì
Sơ lược về lịch sử hình thành thiết kế đồ hoạ
Trong lịch sử nghệ thuật vĩ đại, thiết kế đồ họa được xem là một khái niệm mới. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1908 ở San Francisco trong sách giáo dục thương mại, và vào năm 1918 trong quảng cáo trường Nghệ thuật & Thủ công California, Berkeley.
Thiết kế đồ họa đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên khi khái niệm này có tên gọi chính xác, nó đã mô tả một cách toàn diện quy trình thiết kế & phối hợp của hình thức nghệ thuật này.
Đầu những năm 1900, hàng chuỗi các tập đoàn lớn ra đời từ cuộc Cách mạng Công nghiệp của thế kỷ trước. Từ đó, thiết kế đồ họa xuất hiện cùng nền kinh tế thương mại và được dùng cho quảng cáo và xây dựng thương hiệu.
Kỷ nguyên kĩ thuật số đã mang đến một bước ngoặt vĩ đại cho thiết kế đồ hoạ. Các sản phẩm thiết kế không đơn thuần chỉ là những bức ảnh thông thường. Mà còn chạm đến xúc cảm và mang đến những giá trị nhất định cho người xem.
Những yếu tố trong thiết kế đồ hoạ
Dưới đây là 4 yếu tố cơ bản trong thiết kế đồ hoạ giúp đơn giản hoá quá trình và nâng cấp khả năng thiết kế của bạn:
- Màu sắc (Color) – truyền tải thông điệp thị giác và gắn liền với mạch cảm xúc
- Kiểu chữ (Type) – truyền tải thông tin ấn tượng
- Hình khối (Shape) – hình khối thường dùng để tổ chức bố cục, phân cấp thông tin, minh họa tượng trưng hoặc trang trí
- Đường nét (Line) – đường nét giúp tổ chức sắp xếp bố cục và nội dung của từng sản phẩm thiết kế đồ họa
Nguyên tắc trong thiết kế đồ hoạ
Nguyên tắc trong Graphic Design là kĩ thuật sắp xếp các yếu tố thiết kế giúp đặt nền móng cho tác phẩm thẩm mỹ.
- Balance and Alignment (Cân bằng và căn chỉnh) – sắp xếp, phân bố đồng đều các yếu tố như: màu sắc, kích thước, đường line,…
- Contrast (Độ tương phản) – tạo sự phân cấp thị giác, giúp điều hướng thị giác người xem
- Emphasis (Nhấn mạnh) – sử dụng sự tương phản giữa các yếu tố chính và phụ thông qua: màu sắc, kích thước, hình dạng, kết cấu, đường nét,…
- Movement (Chuyển động) – sử dụng các hình khối và đường nét để tạo thành đường dẫn dắt thị giác và khiến người xem có cảm giác đối tượng đang chuyển động
- Proportion (Tỷ lệ) – tạo sự cân bằng và tăng thêm nét hài hoà cho bố cục
- Repetition (Sự lặp lại) – sử dụng các yếu tố lặp lại một cách có chủ đích giúp truyền tải cảm xúc tốt hơn
- Space (Khoảng trống) – tạo nên sự cân bằng và tối giản cho thiết kế
Thiết kế đồ hoạ vs. các loại hình thiết kế khác
Brand design
Brand design hay thiết kế thương hiệu – là quá trình tạo ra hình ảnh nhận diện thương hiệu. Bao gồm cả giao diện và giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải. Brand designers phần lớn đều sử dụng thiết kế đồ họa trong giai đoạn thiết kế nhận dạng hình ảnh (logo, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh hay hình minh họa, v.v.)
UX design
UX (User experience) hay còn được gọi là trải nghiệm người dùng. UX designers tập trung tăng tương tác và định hình cảm xúc của người sử dụng hơn là thiết kế hình ảnh cụ thể. Chính những yếu tố của UX Design mang đến giá trị và truyền tải được tinh thần mà khách hàng mong muốn.
Game design
Game designers thiết kế các quy tắc, hệ thống và cách thức hoạt động của trò chơi. Họ còn tập trung xây dựng bối cảnh và tạo hình nhân vật còn Graphic designers liên quan nhiều hơn với các thiết kế về logo và poster của trò chơi.
Art
Thiết kế đồ hoạ có phải là Art? Dù cả hai đều sử dụng hình ảnh để truyền tải thông tin và thể hiện cảm xúc. Nhưng “Art” là một thuật ngữ khó có thể lý giải chính xác.
Như triết lý “Art for art’s sake” – “Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Sự khác biệt lớn nhất giữa Art và Graphic Design chính là Artists phá bỏ luật lệ và sáng tạo mọi thứ theo cách riêng của họ, còn thiết kế vẫn luôn đề cao quy trình.
Với nguyên tắc thiết kế nổi tiếng của Bauhaus “Form follows function.” (Hình thức đi liền với chức năng). Thiết kế đồ hoạ mang đến giải pháp thực tế. Người dùng thường chỉ ngưỡng mộ quy trình Design để làm ra nó kỳ công thế nào. Mặt khác, Art không có chức năng thực tế. Nghệ thuật là “tiếng lòng” của nghệ sĩ làm rung động cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của khán giả.
Quy trình thiết kế đồ hoạ
1. Tiếp nhận thông tin
Công việc của Graphic Designers bắt đầu với bản ‘creative brief’ – tài liệu phác thảo của dự án bao gồm những thông tin cơ bản như phạm vi, mục tiêu hướng đến, thông điệp muốn truyền tải,…
Cũng trong giai đoạn này, khách hàng sẽ tìm kiếm graphic designer, đánh giá danh mục đầu tư, trình bày bản tóm tắt cũng như thương lượng giá cả và các điều khoản.
2. Nghiên cứu
Dù nhận được thông tin từ khách hàng, graphic designers vẫn nên tiến hành nghiên cứu thị trường đặc biệt với 2 đối tượng chính: khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Từ đó, sử dụng thông tin này để định hướng toàn bộ dự án thiết kế.
3. Xây dựng ý tưởng
Graphic designers sẽ đưa ra những ý tưởng tiềm năng của dự án. Sơ đồ tư duy hoặc bản phác thảo cơ bản là “bước khởi động” hoàn hảo để đưa ra các quyết định quan trọng về một dự án trước khi bắt đầu bắt tay vào thiết kế.
4. Thiết kế
Sau khi đã thỏa sức khám phá và thử nghiệm, designers sẽ chọn bản phác thảo tiềm năng nhất và hiện thực hoá nó. Graphic designers sử dụng đa dạng các phần mềm thiết kế đồ họa phù hợp với dự án như các chương trình Adobe Creative Cloud, InDesign, Photoshop hoặc Illustrator,…
5. Chỉnh sửa
Sau khi bản thiết kế đồ họa được trình bày, designer sẽ nhận phản hồi từ khách hàng để có thể chỉnh sửa và cải thiện bản thiết kế. Giai đoạn này cũng bao gồm phản hồi của khán giả được thu thập từ thử nghiệm của người dùng.
Kết luận: Sức hút của thiết kế đồ hoạ là không thể chối từ
Thiết kế đồ họa là một khái niệm mở, bao gồm nhiều lĩnh vực và yếu tố khác nhau. Không đơn giản chỉ là những thiết kế đẹp – nó là sự kết hợp của các nguyên tắc thẩm mỹ và phương pháp sáng tạo.
Tham khảo: bài viết
Responses