Concept Art cho ngành Game: Góc nhìn phân tích tổng quan

game concept art
Facebook
Email
Print

Concept Art là phương thức mà các họa sĩ hiện thực hoá những ý tưởng thiết kế trừu tượng thành hình ảnh cụ thể. Concept Art chính là một trong những nền tảng cơ bản để tạo dựng sản phẩm cho công nghiệp giải trí trong đó có Game. 

Ngày nay, hàng triệu hoặc có thể là hàng tỷ người trên thế giới đam mê chơi Game. Ngành công nghiệp Game hiện đang được định giá 300 tỷ đô la. Sắp tới có thể còn bùng nổ hơn nữa. Nhân lực cho ngành Game trở thành vấn đề vô cùng bức thiết. Các họa sĩ Concept Art cũng nằm trong số đó.

Sản phẩm Concept Art hoàn thiện đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi trò chơi. Việc hình ảnh hóa trong concept art đôi khi có thể khác so với ý tưởng ban đầu nhưng nó giúp định hình rõ ràng phong cách của trò chơi.

Nếu không có một thiết kế xuất sắc, kể cả người chơi phổ thông nhất cũng sẽ cảm thấy tựa game mình chơi chưa trọn vẹn. Bài viết này sẽ đưa ra góc nhìn phân tích rõ hơn về nghề Concept Art cho Game. Và lí do vì sao nó rất quan trọng đối với sự thành công của một tựa game.

Concept Art trong ngành công nghiệp Game

Concept Art là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sáng tạo. Khi các nhà thiết kế trò chơi tạo ra ý tưởng và cố gắng xây dựng các hình ảnh chính xác với ý tưởng đó. Quá trình tạo ra Concept Art bắt đầu từ những bản phác thảo cơ bản. Sau đó Game Artists sẽ lựa chọn giữa nhiều phiên bản khác nhau và đưa ra phương án tốt nhất một cách nhanh nhất trong giai đoạn tiền sản xuất.

Với bộ sưu tập những bản Concept Art được phê duyệt, bạn có thể dễ dàng chọn ý tưởng tiềm năng để phát triển. Các bản phác thảo sẽ được gửi đến đội sản xuất và thiết kế để tối ưu hóa và hoàn thiện.

Công việc của Concept Artists có tầm ảnh hưởng quan trọng đến tất cả mọi thứ trong trong game. Công nghệ, máy móc, đạo cụ, cảnh quan và nhân vật trong trò chơi đều được hình thành thông qua Concept Art.

Ngay cả các yếu tố nhỏ như ốc vít trong áo giáp hay thắt lưng cũng được vẽ đi vẽ lại nhiều lần. Thậm chí trong nhiều hình dạng, màu sắc và kết cấu khác nhau mới chọn được phiên bản ‘final’.

Bằng cách kết hợp đa dạng các bản Concept Art của nhiều Concept Artists. Qua đó sử dụng những tinh tuý của mỗi bản vẽ, bạn sẽ có hình ảnh hoàn hảo cho ý tưởng của mình.

Các loại Concept Art trong thiết kế game

Character Concept Art

game concept art

Artists cần có ý đồ phác thảo trước khi bắt đầu xây dựng cụ thể, chi tiết. Bản phác thảo tuy đơn giản, nhưng cần thể hiện được đầy đủ thông tin của nhân vật. Character Concept Art được tạo nên dựa trên nhiều khía cạnh. Như đặc điểm giải phẫu, cách phối màu, áo giáp và trang phục.

Concept Artists phải hiểu rõ về cả giải phẫu cũng như đặc điểm thể chất của con người và thậm chí là cả động vật. Game có các nhân vật siêu nhân (đặc biệt là các game giả tưởng và khoa học viễn tưởng) thường sở hữu thuộc tính của một số loài động vật. Ví dụ như chủng tộc bò sát của người Argonians từ tựa game The Elder Scrolls.

Environment Concept Art

Xây dựng bối cảnh độc đáo và phù hợp là yếu tố vô cùng quan trọng giúp người chơi hiểu được ngữ cảnh về địa điểm mà họ đang chơi. Ví dụ như League of Legends có nhiều hình ảnh truyền thuyết sử thi và những câu chuyện ẩn chứa đằng sau.

Từ phong cảnh đến kiến trúc và các yếu tố môi trường khác, Environment Concept Artists có trách nhiệm sản xuất đa dạng các bối cảnh cho cốt truyện của game.

Bất kể bối cảnh là gì, Environment Concept Artists phải đảm bảo rằng không có một yếu tố nào trông thiếu tự nhiên hoặc lạc lõng vì điều này có thể phá hỏng trải nghiệm của người chơi.

Concept Artists cần sở hữu trí tưởng tượng sống động và mạnh mẽ để có thể sản xuất những bối cảnh độc đáo. Designers sau đó sẽ tiếp tục làm việc trên các bản thiết kế ban đầu của Environment Concept Artists và đưa chúng vào trong game.

Prop Concept Art

game concept art

Bức tượng, chai rượu, bùa phép, đồ nội thất hay thuốc súng… là các ví dụ điển hình về đạo cụ. Đạo cụ tăng thêm sự sống động cho cảnh quan và không gian, mang đến trải nghiệm thú vị cho game.

Prop Concept Art là hạng mục dễ thử nghiệm nhất trong số các loại Concept Arts. Họa sĩ có thể sáng tạo tuỳ thích và lấy cảm hứng từ hàng ngàn đối tượng trong thế giới quanh ta.

Tất nhiên, vẫn sẽ có giới hạn đối với sự sáng tạo. Prop Concept Artists phải đảm bảo rằng mọi yếu tố nhỏ của cảnh quan tương đồng với phong cách thiết kế chung của game.

Equipment Concept Art

game concept art

Một số designers cho rằng Equipment Art thuộc Prop Art, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Áo giáp, trang bị và vũ khí chỉ dành nhân vật sử dụng. Trong game các trang bị của nhân vật thường lớn hơn và xuất hiện nhiều hơn so với một đạo cụ thông thường.

Khẩu súng ưa thích của nhân vật chính có thể nói lên nhiều điều về tính cách và sở thích của anh ta. Ví dụ như cặp súng kép nổi tiếng của Lara Croft từ loạt trò chơi Tomb Raider.

Thiết kế phương tiện cũng là một phần thuộc Equipment Concept Art. Vẽ một chiếc xe gắn máy đòi hỏi con mắt tinh tường và sự hiểu biết hợp lý về cấu tạo phương tiện cơ bản. Xe hơi, tàu thuỷ, máy bay và các phương tiện khác có thiết kế đặc trưng. Do đó bất kỳ chỉnh sửa nào được thực hiện đối với những thiết kế này đều phải có logic và kiến thức hỗ trợ.

Những phong cách chính của Concept Art

Để tạo ra một trò chơi tuyệt vời, bạn cần ba yếu tố quan trọng – Lối chơi thú vị và cuốn hút, đồ họa hấp dẫn và Concept Art chi tiết. Sẽ không quá lời khi có người nói rằng trong số ba yếu tố trên thì Concept Art là thành phần quan trọng nhất giúp thiết lập hình ảnh và giao diện của trò chơi.

Dưới đây là 3 phong cách phổ biến của Concept Art:

Abstract

Abstract

Phong cách Concept Art này có thể được tạo nên bằng cách kết hợp các hình, khối trừu tượng. Abstract Concept Art buộc người chơi phải đoán mục đích của các yếu tố mà không cung cấp cho họ bất kỳ gợi ý nào. Chức năng của các yếu tố trừu tượng sẽ được tiết lộ khi người chơi tăng cấp độ trong trò chơi.

Trong Abstract Concept Art, các nhân vật được thể hiện qua các hình dạng hình học đơn giản như tam giác hay hình vuông.

Stylized

Stylized

Chắc hẳn ai cũng đã từng chơi Super Mario Bros, đây là một trò chơi có hình ảnh hơi cường điệu. Phong cách nghệ thuật này lấy cảm hứng từ nhiều thể loại truyện tranh và tranh biếm họa.

Các trò chơi với phong cách này thường vượt xa giới hạn của vật lý, chuyển động… trong thế giới thực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các trò chơi này không thực tế. Một ví dụ là trò chơi Alto’s Odyssey. Tuy thuộc phong cách Stylized, nhưng trò chơi này lại sở hữu một hệ thống vật lý rất chính xác. Ngay cả trò chơi nổi tiếng “Fall Guys” cũng có một mô hình tương tác vật lý vô cùng hợp lý.

Realistic

concept art

Đây là phong cách Concept Art được sử dụng phổ biến nhất trong các trò chơi. Hầu hết các Game AAA có giá cao sử dụng phong cách này. Trong Realistic, mọi thứ từ thế giới game, nhân vật, trang bị, phương tiện và mọi đối tượng trong môi trường đều được xây dựng từ thực tế.

Đây cũng là phong cách được sử dụng phổ biến trong hầu hết các trò chơi bắn súng như Resident Evil, Cyberpunk 2077 và Death Stranding. Các trò chơi mô phỏng giả lập cũng tập trung mạnh vào hiện thực như Forza Horizon 5 và Microsoft Flight Simulator.

Các bước xây dựng Game Concept Art

Bắt đầu từ những bước nhỏ

Bản phác thảo hoặc bản vẽ đơn giản luôn là sự lựa chọn tốt nhất khi bắt đầu. Một khi bạn hài lòng với các đường nét, hình dạng và cấu trúc tổng thể, bạn có thể bắt đầu xây dựng chi tiết cho sản phẩm của mình.

Thiết lập sắc thái

Bước tiếp theo là quyết định tông màu/sắc thái cho sản phẩm của bạn. Nhân vật được dựng trong bối cảnh vui vẻ, hạnh phúc? Hay lại được thể hiện trong bầu không khí nặng nề và u ám? Sắc thái ẩn chứa qua các loại màu sắc, góc cạnh và đường nét cũng như các đạo cụ trong bối cảnh.

Thổi hồn cho nhân vật

Nhân vật của bạn là độc nhất vô nhị. Thổi hồn cho nhân vật qua cách thể hiện cảm xúc như lúc giận dữ với kẻ thù, hay tỏ vẻ thích thú khi được khám phá thế giới,… Tất cả các xúc cảm nên được miêu tả rõ ràng thông qua các cử chỉ, trang bị, biểu cảm, hình thể và màu sắc.

Tạo độ sâu

Concept Art bao gồm cả nhân vật và khung cảnh xung quanh. Ở giai đoạn này, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về cách nhân vật của bạn tương tác với bối cảnh như thế nào. Hãy xem xét các yếu tố như nhiệt độ môi trường và khí hậu tổng thể để có thể sử dụng trang phục, màu sắc… phù hợp.

Đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ

Khi đã có một nền tảng tốt, hãy bắt đầu vẽ các chi tiết nhỏ. Chi tiết cấu trúc của một chiếc áo choàng hay cảnh một khối kim tự tháp sau lưng sẽ giúp người xem hiểu rõ sản phẩm của bạn

Kết luận: Concept Art cho ngành Game là yếu tố không thể bỏ qua

Quá trình sản xuất Concept Art đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về cả nghệ thuật và thiết kế game. Không phải mọi nhà đầu tư hay nhà phát hành đều sở hữu studio cho riêng. Bởi vậy việc thuê Concept Artist tự do xuất hiện như một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả.

Thị trường Game đang rất khát nhân lực. Hãy tìm hiểu ngay về ngành học Concept Art & Illustration để có thể giúp bạn trở thành một Concept Artist đích thực.

 

Nguồn: 300mind.studio

Facebook
Email
Print

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

KHÓA HỌC DÀI HẠN

KHÓA HỌC NGẮN HẠN

Đăng nhập