Ở phần 1, Monster Lab đã giải đáp thắc mắc về việc chọn ngành cũng như thời lượng của chương trình học. Tiếp nối nội dung chuyên mục Q&A, trong phần 2 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem mức độ đáp ứng công việc và câu chuyện bằng cấp của ngành thiết kế đồ họa hiện nay ra sao nhé.
3. Chỉ biết sử dụng Photoshop, Illustrator liệu có tìm được việc làm?
Theo Ad là có, vẫn có thể tìm được việc làm. Những việc làm chỉ yêu cầu về tools cơ bản và không yêu cầu tính thẩm mỹ cao. Ví dụ: các công việc sử dụng tool nhiều như là remove background hay làm việc tại cửa hàng in, chụp ảnh thẻ, xưởng in…
Tại cửa hàng in thì hiện nay vẫn có các cửa hàng nhỏ, quán ăn ra thẳng cửa hàng in yêu cầu in cho anh/chị 1 cái biển treo có chữ: ……, cho mấy cái hình vào nhìn cho nó đẹp kiểu như này như này …..!
Còn tại xưởng in họ sẽ cần phải hướng dẫn em thêm về cách bình file, ra khuôn in… chứ tool thôi là chưa đủ, nếu em chịu khó thì họ có thể nhận.
Còn các công ty vừa và nhỏ tuyển Designer in house thì giờ cũng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao hơn trước. Và đặc biệt: đối với các Agency, Production house hay công ty lớn thì còn ưu tiên có kinh nghiệm hoặc là mới ra trường nhưng gu thẩm mỹ phải tốt và học thuật bài bản mới có cơ hội.
4. Bằng cấp có ý nghĩa khi đi tìm việc ngành thiết kế không?
Không có bằng cấp thì có thăng tiến được không? Nếu không có bằng cao đẳng hay đại học, em cảm thấy không tự tin và thấy mình cứ thiếu thiếu và lo lắng cho con đường nghề nghiệp sau này, nhỡ đâu lại cần đến bằng thì sao?
Ở đây, chúng ta có 2 định nghĩa về “BẰNG”:
- Bằng cấp là 1 tấm bằng được 1 đơn vị hành chính nhà nước cấp khi em tốt nghiệp 1 chương trình đào tạo bậc trung cấp, cao đẳng, đại học…
Nếu em không định làm tại các cơ quan nhà nước thì bằng cấp trong ngành này không đóng vai trò quyết định em làm ở đâu, làm vị trí nào và phát triển sự nghiệp được đến đâu.
- Bằng cấp là khi em vượt qua thử thách hoàn thành 1 chương trình học khó khăn (không kể là trường chính quy hay trường tư nhân) và được công nhận bằng năng lực thực tế của em. Ta tạm gọi là tấm bằng “Năng Lực Thực Tế”.
Đối với xã hội, nếu em đang ở độ tuổi SV hay mới ra trường, thông thường người ta (bác hàng xóm..) có thể hỏi em học trường nào? Nếu em trả lời học đại học…này nọ… thì có thể giải quyết định kiến của xã hội, sự quan tâm 1 năm 1 lần của họ hàng hay mặt mũi của bố mẹ. Tuy nhiên, những người hỏi đó, họ cũng chẳng thực sự quan tâm và có nhu cầu hiểu em muốn học gì, muốn làm gì cho lắm, mà hỏi cho vui miệng, câu chuyện làm quà thôi.
Còn doanh nghiệp mà em ứng tuyển thì khác. Cái họ quan tâm là tấm bằng thứ 2, bằng “Năng Lực Thực Tế”.
Thật sự như vậy, quan trọng không phải là Bằng “con nhà người ta” mà quan trọng là nhà tuyển dụng, người quyết định em có việc “ngon” hay không ?! Cái họ xem là “Năng Lực Thực Tế” của em.
Khi nhà tuyển dụng mở mail em gửi: lướt qua hình thức mail em viết, điều đầu tiên là họ sẽ xem CV kèm với portfolio của em. Có người sẽ xem sản phẩm trong portfolio trước, nếu thấy ổn thì xem tiếp đến CV: em sinh năm nào, như vậy là đã đi làm được mấy năm ở những đơn vị nào rồi? Thực sự là ban đầu ít có nhà tuyển dụng nào nhớ tên ứng viên ngay.
Có những bạn ứng tuyển vị trí designer mà chỉ gửi độc cái CV, không gửi kèm Portfolio hay link portfolio online, điều này gây điểm trừ đối với người tuyển dụng vì họ sẽ cần email lại em yêu cầu gửi portfolio và họ sẽ không thích điều đó. Nếu không gửi kèm portfolio, họ thấy CV em chưa có kinh nghiệm đi làm hoặc mới đi làm được một thời gian, còn trẻ, học tầm dưới 2 năm thì có thể loại khỏi vòng hồ sơ luôn mà không thèm email hỏi portfolio.
Nếu thấy portfolio tốt rồi, mà chưa có kinh nghiệm làm việc thì họ sẽ đặt nặng hơn việc em học ở đâu và học trong thời gian bao lâu? Nếu mới học xong thì portfolio còn mỏng, nếu học trong thời gian ngắn thì portfolio có thể chỉ có dưới 5 trang.
Ad mô tả qua quá trình tuyển dụng thì em có thể thấy là bằng cấp lúc xét duyệt hồ sơ không quan trọng bằng portfolio. Portfolio thể hiện được khá nhiều điều về năng lực của ứng viên. Sau đó, người tuyển dụng sẽ xem thêm em học ở đâu để thấy được quá trình học tập của em có được học những kiến thức căn bản, xương sống để có thể vững tay làm được đa dạng các style thiết kế và các chủng loại sản phẩm đồ họa hay không? Có căn bản thì có thể bổ sung thêm cho em một cách nhanh chóng nếu có chỗ nào em còn thiếu sót, nói với em style này hay lĩnh vực sản phẩm kia, em có thể bắt nhịp nhanh chóng vì em đã từng được học qua và thực hành làm sản phẩm thuộc lĩnh vực đó hoặc bất kỳ style nào trong dòng chảy lịch sử thiết kế đồ họa rồi. Nếu em chưa biết từ trước thì không thể làm được ra ý đồ hoặc là lúc đó mới mày mò thì không ai có thể chờ em được.
Khi lên Senior Designer, Team leader hay Art Director thì sẽ căn cứ vào chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm, số năm làm nghề. Nếu em thuyết phục được bằng các điều trên rồi thì bằng cấp có thể lúc đó không ai hỏi đến nữa.
Portfolio của bạn Nguyễn Thu Thủy – SV ngành Thiết kế đồ họa của Monster Lab.
Thủy là một Designer rất có duyên với Thiết kế sự kiện, hiện em đã thực hiện thiết kế 2 concert của 2 nghệ sỹ nổi tiếng: Lệ Quyên, Bằng Kiều.
Responses